Bộ Y tế hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh viêm gan vi rút C

30/09/2024 16:19 PM

Ngày 25/9/2024, Bộ Y tế có Quyết định 2855/QĐ-BYT về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh viêm gan vi rút C.

Bộ Y tế hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh viêm gan vi rút C

Theo đó, Bộ Y tế đã ban hành “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh viêm gan vi rút C” thay thế “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh viêm gan vi rút C” ban hành kèm theo Quyết định 2065/QĐ-BYT ngày 29/04/2021. Áp dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong cả nước.

Tại phần đại cương của Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh viêm gan vi rút C ban hành kèm theo Quyết định 2855/QĐ-BYT năm 2024, đã nêu như sau:

Bệnh viêm gan vi rút C là bệnh truyền nhiễm do vi rút viêm gan C (Hepatis C Virus: HCV) gây ra. HCV có cấu trúc di truyền là sợi đơn RNA, thuộc họ Flaviviridae. HCV có 6 kiểu gen: 1, 2, 3, 4, 5, 6. Mỗi kiểu gen lại chia thành nhiều dưới nhóm khác nhau. Ở Việt Nam, kiểu gen thường gặp nhất là 1 và 6. Các kiểu gen 2 và 3 ít gặp hơn. HCV chủ yếu lây qua đường máu, ngoài ra còn lây qua đường tình dục, mẹ truyền sang con.

Thuốc kháng vi-rút tác dụng trực tiếp (DAA) có thể chữa khỏi hơn 95% số người bị nhiễm viêm gan C, nhưng khả năng tiếp cận chẩn đoán và điều trị còn thấp. Hiện chưa có vắc-xin hiệu quả chống lại vi rút viêm gan C.

Trên toàn cầu, Tổ chức Y tế Thế giới ước tính có khoảng 50 triệu người bị viêm gan vi rút C mạn, với khoảng 1 triệu trường hợp nhiễm mới xảy ra mỗi năm. Năm 2022, ước tính có khoảng 242.000 người tử vong vì viêm gan C, chủ yếu là do xơ gan và ung thư biểu mô tế bào gan (ung thư gan nguyên phát).

Việt Nam là nước có gánh nặng về bệnh gan đứng thứ 4 trong khu vực Tây Thái Bình Dương. Tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan C mạn tính theo giám sát huyết thanh học năm 2018 là 1%; tỷ lệ này cao hơn nhiều ở người sống chung với HIV và tiêm chích ma túy, năm 2021, theo ước tính gánh nặng bệnh tật của Tổ chức Y tế Thế giới; Bộ Y tế Việt Nam và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, nước ta có hơn 900.000 người bị nhiễm HCV mạn trong đó có gần 5.000 người tử vong do bệnh gan liên quan đến HCV.

Về chuẩn đoán và điều trị viêm gan vi rút C, Hướng dẫn đã nêu nhiều nội dung chi tiết, và sau đây là nội dung hướng dẫn chuẩn đoán được đơn cử:

* Triệu chứng lâm sàng:

- Phần lớn người nhiễm HCV không có triệu chứng lâm sàng cho đến khi có biểu hiện xơ gan hoặc ung thư gan. Đôi khi có mệt mỏi, chán ăn, đầy bụng, đau nhẹ hạ sườn phải, rối loạn tiêu hóa, đau cơ,...

- Có thể có các biểu hiện ngoài gan như: đau khớp, viêm khớp, viêm da, tóc dễ gãy rụng, cryoglobulinemia (globulin bất thường trong máu), đau cơ, bệnh cơ tim, viêm cầu thận tăng sinh màng,...

* Các xét nghiệm đánh giá giai đoạn bệnh

- Xơ hóa gan: tình trạng xơ hoá gan được đánh giá bằng các phương pháp không xâm lấn như chỉ điểm sinh hóa (APR1, FIB-4, FibroTest ...) hay siêu âm đàn hồi (FibroScan, ARFI...). (Phụ lục 1).

- Xét nghiệm sinh hóa gan như ALT, AST có thể bình thường hoặc tăng; số lượng tiểu cầu, thời gian prothrombin, INR, albumin, bilirubin bình thường hoặc bất thường phụ thuộc vào tình trạng nặng của viêm gan hoặc xơ gan.

- Trường hợp có biến chứng ung thư biểu mô tế bào gan (Hepatocellular Carcinoma: HCC): AFP, AFP-L3, PIVKA-II có thể tăng; siêu âm, chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ vùng bụng có hình ảnh khối u gan.

* Viêm gan vi rút C cấp

- Thời gian nhiễm HCV dưới 6 tháng: có chuyển đảo huyết thanh từ anti-HCV âm tính sang anti-HCV dương tính.

- Có tiền sử phơi nhiễm với nguồn bệnh.

- Không có biểu hiện lâm sàng hoặc có biểu hiện của viêm gan cấp: mệt, vàng mắt, vàng da,...

- AST, ALT thường tăng.

- HCV RNA và/hoặc HCV core Ag: dương tính sau 2 tuần phơi nhiễm.

- Anti-HCV có thể âm tính trong vài tuần đầu, xét nghiệm này thường dương tính sau 8 - 12 tuần phơi nhiễm.

Chẩn đoán nhiễm HCV cấp khi (1) có chuyển đảo anti-HCV từ âm tính sang dương tính hoặc (2) anti-HCV âm tính nhưng kháng nguyên HCV (HCV RNA, HCVcAg) dương tính ở người bình thường.

Xem chi tiết tại Quyết định 2855/QĐ-BYT có hiệu lực từ ngày 25/9/2024.

Chia sẻ bài viết lên facebook 77

Các tin khác
VĂN BẢN NỔI BẬT MỚI CẬP NHẬT
  • 16:40 | 28/09/2024 Quyết định 3009/QĐ-BTNMT ngày 19/9/2024 về Nội quy tiếp công dân tại Địa điểm tiếp công dân của Bộ Tài nguyên và Môi trường
  • 09:30 | 28/09/2024 Công văn 3238/BHXH-LT ngày 18/9/2024 hướng dẫn nội dung về lập Danh mục hồ sơ và lập hồ sơ điện tử theo Quyết định 3012/QĐ-BHXH
  • 08:10 | 28/09/2024 Công văn 3288/BHXH-TT ngày 20/9/2024 về Bộ nhận diện ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam
  • 07:50 | 28/09/2024 Công văn 3338/BHXH-TT ngày 26/9/2024 về tăng cường truyền thông chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế các tháng cuối năm 2024
  • 16:57 | 27/09/2024 Quyết định 1117/QĐ-BGTVT ngày 09/9/2024 công bố thủ tục hành chính mới, sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực đăng kiểm thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giao thông vận tải
  • 16:55 | 27/09/2024 Quyết định 2156/QĐ-BTC ngày 26/9/2024 công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực quản lý thuế thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính
  • 16:50 | 27/09/2024 Quyết định 1044/QĐ-TTg ngày 26/9/2024 về Kế hoạch triển khai thi hành Luật Đường bộ 2024
  • 16:40 | 27/09/2024 Quyết định 1659/QĐ-KTNN ngày 26/9/2024 về Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Kiểm toán Nhà nước
  • 10:40 | 27/09/2024 Thông tư 10/2024/TT-BTP ngày 24/9/2024 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Đăng ký biện pháp bảo đảm
  • 10:35 | 27/09/2024 Thông tư 11/2024/TT-BTP ngày 24/9/2024 quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng đối với chức danh nghề nghiệp Đăng ký biện pháp bảo đảm
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079