Tải về 05 chuẩn mực kế toán công Việt Nam đợt 3 (Hình từ internet)
Theo đó, 05 chuẩn mực kế toán công Việt Nam đợt 3 bao gồm:
- Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 03 “Các chính sách kế toán, thay đổi ước tính kế toán và các sai sót”
Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 03 |
- Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 04 “Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái”
Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 04 |
- Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 19 “Các khoản dự phòng, nợ phải trả tiềm tàng và tài sản tiềm tàng”
Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 19 |
- Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 32 “Thoả thuận nhượng quyên dịch vụ - Bên cấp quyền”
Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 32 |
- Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 43 “Thuê tài sản”
Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 43 |
Đề án công bố hệ thống chuẩn mực kế toán công Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định 1299/QĐ-BTC năm 2019.
* Đối tượng áp dụng
Đối với các đơn vị kế toán, đối tượng áp dụng của Đề án là tất cả các đơn vị trong lĩnh vực công, trừ doanh nghiệp nhà nước có hoạt động sản xuất kinh doanh; đơn vị sự nghiệp mang tính chất kinh doanh, tổ chức đơn vị khác không sử dụng kinh phí NSNN mà Nhà nước không phải chịu trách nhiệm về tài sản, công nợ khi đơn vị đó thanh lý, phá sản, giải thể.
Đối với các cơ sở đào tạo và hội nghề nghiệp, đối tượng áp dụng của Đề án là các trường đại học, học viện và các tổ chức nghề nghiệp trong việc phối hợp nghiên cứu, đào tạo và hỗ trợ triển khai áp dụng chuẩn mực kế toán công của Việt Nam.
Đối với cơ quan quản lý nhà nước, đối tượng áp dụng của Đề án là Bộ Tài chính và các đơn vị liên quan trong việc nghiên cứu, xây dựng, ban hành, đào tạo và hướng dẫn tổ chức thực hiện hệ thống chuẩn mực kế toán công của Việt Nam.
* Lộ trình áp dụng
Từ năm 2019 đến năm 2024, Bộ Tài chính chuẩn bị các điều kiện cần thiết triển khai thực hiện Đề án để đảm bảo ban hành hệ thống chuẩn mực kế toán công Việt Nam theo từng giai đoạn.
- Giai đoạn 1 (2019):
Xây dựng và ban hành Đề án công bố hệ thống chuẩn mực kế toán công Việt Nam. Thời gian thực hiện: Đến trước tháng 9/2019
Thành lập Ban soạn thảo, tổ biên tập chuẩn mực kế toán công Việt Nam. Thời gian thực hiện: Đến trước tháng 12/2019
- Giai đoạn 2 (2020-2024): Nghiên cứu, xây dựng, ban hành và công bố các CMKT công Việt Nam theo lộ trình sau:
Đợt 1: Thời gian thực hiện từ tháng 01/2020 đến tháng 12/2020:
Đợt 2: Thời gian thực hiện từ tháng 01/2021 đến tháng 12/2021
Đợt 3: Thời gian thực hiện từ tháng 01/2022 đến tháng 12/2022
Đợt 4: Thời gian thực hiện từ tháng 01/2023 đến tháng 12/2023
Các đợt còn lại: Thời gian thực hiện từ tháng 01/2024
Sau khi ban hành được 21 chuẩn mực (4 đợt), Bộ Tài chính sẽ tổng kết, đánh giá và lựa chọn các chuẩn mực còn lại trong các giai đoạn tiếp theo phù hợp với cơ chế, chính sách trong khu vực công được sửa đổi, bổ sung đồng bộ, phù hợp với với các nguyên tắc của chuẩn mực. Trường hợp cơ chế tài chính, ngân sách không điều chỉnh phù hợp, cần xác định rõ các nội dung không áp dụng theo chuẩn mực kế toán công quốc tế. Trong các đợt còn lại sẽ ban hành các chuẩn mực có những khác biệt lớn, cần được nghiên cứu để áp dụng khi có đủ điều kiện để giải quyết sự khác biệt phù hợp với kinh tế Việt Nam.
* Mục tiêu tổng quát
Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về tài chính, kế toán; tạo dựng công cụ quản lý hiệu lực, hiệu quả của Nhà nước và tại các đơn vị trong lĩnh vực công; nâng cao trách nhiệm giải trình của các đơn vị trong lĩnh vực công, kịp thời, đầy đủ và được quốc tế thừa nhận. Xác định các cơ sở để xây dựng báo cáo tài chính nhà nước, thực hiện chức năng Tổng kế toán nhà nước của Kho bạc nhà nước.
Thúc đẩy sự hội nhập của nền kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực công với khu vực và thế giới, góp phần nâng cao tính minh bạch và có thể so sánh được của các thông tin tài chính.