Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho biết thông tin này hôm nay, tại Hội thảo về tác động qua lại giữa thị trường bất động sản và thị trường tài chính Việt Nam do Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia tổ chức.
Ông Nam cho biết Quỹ Tiết kiệm nhà ở sẽ do người lao động đóng góp tự nguyện, trích 1% lương hằng tháng và hưởng lãi suất 3-5% một năm. Sau khi hình thành, Quỹ sẽ được ưu tiên cho cho người dân vay tiền mua nhà ở và dành một phần nhất định ưu tiên cho các doanh nghiệp xây dựng tham gia chương trình phát triển nhà ở xã hội. Những người không có nhu cầu về nhà, khi về hưu, họ được rút toàn bộ số tiền cả gốc lẫn lãi.
Theo tính toán của Bộ Xây dựng, đến 2020, Việt Nam cần 2,5 tỷ mét vuông nhà ở mới đáp ứng nhu cầu của 96 triệu dân. Hiện cả nước có khoảng 1,4 tỷ mét vuông, với 70% là do người dân tự xây. 70% vốn đầu tư cho bất động sản là phải đi vay từ ngân hàng.
Theo Thứ trưởng Nam, quỹ nhà tăng nhanh góp phần cải thiện điều kiện sống của người dân, đóng góp vào tăng trưởng chung của nhà nước. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn về vốn, dẫn đến nhiều dự án bị chậm tiến độ. Chính phủ cũng đang chủ trương nghiên cứu để triển khai thí điểm quỹ đầu tư bất động sản như quỹ tín thác để người dân có cơ hội tiếp cận với nhà ở.
"Quỹ Tiết kiệm nhà ở sẽ là cầu nối giúp cho dân nghèo, những người có thu nhập thấp tăng cơ hội được mua nhà ", ông Nam khẳng định.
Theo thống kê của Bộ Xây dựng, tại khu vực đô thị trên cả nước hiện vẫn còn khoảng 7 triệu người có nhu cầu thuê, thuê mua nhà ở xã hội với tổng diện tích lên tới 150 triệu m2, tương đương nguồn vốn đầu tư tới 300.000 - 400.000 tỷ đồng. Điều đó cho thấy, nhu cầu nhà ở xã hội rất lớn.
DiaOcOnline.vn - Theo Sở XD TPHCM
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN