Cả công
lẫn tư đều “lách”
Trường THPT DL Đinh Tiên
Hoàng (Quận Ba Đình) chỉ tổ chức học chính khóa vào buổi sáng, buổi chiều
trường tiến hành bồi dưỡng, phụ đạo cho học sinh (HS). Do đó, hiệu trưởng
nhà trường hoàn toàn có lý do để không chấp hành quy định của UBND thành phố
Hà Nội.
TS Nguyễn Tùng Lâm - hiệu trưởng nhà trường
chia sẻ: “Việc tổ chức các lớp chiều phải chia ca kíp nên không thể thực
hiện “giam” HS đến 19h được. Với lại khuôn viên trường thì hẹp, phòng
học chỉ có thế nên có muốn chấp hành cũng chịu”.
Ngay như cả trường THPT DL Lương Thế Vinh,
đơn vị chấp hành tốt quy định khi mà HS tan học sớm (17h15) nhưng vẫn bị
“giam” đến 19h, đôi lúc phải “nới” quy định. Cô Kim Anh - phó hiệu
trưởng nhà trường tiết lộ: “Do HS bậc THCS và THPT đều tan học cùng giờ
nên những HS nào đi dịch vụ xe đưa đón có thể ra về được. Còn đối với
những HS đi phương tiện cá nhân, xe buýt hay người nhà đến đón thì đành
phải ngồi chờ đến 19h theo đúng quy định của UBND thành phố”.
|
Bố trí học sớm để HS rời
trường trước giờ cao điểm đã là giải pháp một số trường học
2 buổi/ngày áp dụng. |
Nói là thế nhưng Trường THPT
Lương Thế Vinh đôi lúc cũng phải linh động. Có bậc phụ huynh nào mà đến đón
sớm thì nhà trường cũng phải xem xét giải quyết để cho các em được về cùng.
“HS chỉ ngồi chơi ở trong
trường mà bố mẹ đến đón từ lúc 5h30-6h ngoài cổng. Chúng tôi không đành lòng
nhìn phụ huynh đứng chờ đến 19h” - hiệu phó Trường THPT DL Lương Thế Vinh
nói.
Một số trường tư thục tổ chức
học 2 buổi/ngày lại có giải pháp “thuyết phục” hơn, đó là đẩy thời gian kết
thúc giờ học ca chiều vào lúc 16h15 hoặc 16h30. Đây là khoảng thời gian mà
mật độ giao thông ở Hà Nội đang ở mức thưa thớt.
Thầy Nguyễn Trọng Vĩnh - hiệu trưởng Trường
THPT Nguyễn Siêu tâm sự: “Mặc dù có quy định về khung giờ mới nhưng
trường chúng tôi vẫn thực hiện y như trước. Do trường tổ chức học hai
buổi/ngày chứ không phải học hai ca nên việc bố trí linh động sẽ tối ưu
hơn so với việc thực hiện cứng. Hơn thế nữa phần lớn HS các cấp học ở
trường tôi đều sử dụng dịch vụ xe đưa đón của trường. Việc thực hiện này
trường đã báo cáo lên các phòng chức năng”.
Đối với trường công thì phạm vi “lách” hẹp
hơn. Hầu hết những HS không phải học tiết 5 thì trường đều để cho các em
ra về chứ không “giam” lại.
Học sớm, về sớm: Trường tư dễ, trường công khó
Khi được chia sẻ về giải pháp
học sớm ca chiều để HS ra về trước giờ cao điểm, cô Kim Anh - phó hiệu
trưởng Trường Lương Thế Vinh hoan hỉ đồng tình. “Nếu mà Sở GD-ĐT cho chúng
tôi thực hiện như vậy thì tốt quá. Có thể thời gian nghỉ trưa hoặc nghỉ tiết
bớt đi một chút nhưng dù sao cô và trò cũng đỡ khổ hơn cái cảnh túc trực đến
19h” - cô Kim Anh nói.
Tuy nhiên, lãnh đạo các trường công lập thì
lại cho rằng, muốn thực hiện được rất khó bởi sẽ làm thầy cô rơi vào
cảnh quá tải, không có thời gian để nghỉ ngơi. “Khác với trường tư là
họ có thể thuê GV nên việc bố trí có thể thay đổi được. Còn trường công
thì định biên GV chỉ vậy mà mỗi thầy cô lại phải đáp ứng đủ số tiết theo
quy định của ngành. Trong khi đó ca sáng tan vào lúc 11h30 nên ca chiều
có bố trí thì phải vào lúc 12h30 như vậy HS tiết 5 vẫn phải học đến 17h
chứ không thể kết thúc sớm hơn” - cô Quỳnh, phó hiệu trưởng Trường THPT
Việt Đức phân tích.
|
Linh động và bố trí thêm
khung giờ sẽ làm cô và trò bớt khổ hơn so với quy định hiện
tại.
|
Thầy Bình, hiệu trưởng nhà
trường, nói thêm: “Nếu trường công tan ca chiều vào lúc 17h thì lại trùng
với các cấp học dưới và công sở nên khó chống được việc ùn tắc. Có lẽ buổi
học chiều kết thúc vào lúc 18h thì hợp lý hơn”.
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN