Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
Theo đó, trường hợp cần phải kiểm tra thực tế hàng hóa nhập khẩu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, Chi cục Hải quan tiến hành các thủ tục như sau:
- Kiểm tra, đối chiếu thông tin về xuất xứ, ghi nhãn với nội dung khai về xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa trên tờ khai hải quan nhập khẩu, các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan, kết quả kiểm tra hồ sơ hải quan (nếu có).
- Kiểm tra mã số, mã vạch của hàng hóa nhập khẩu để xác định nước xuất xứ.
- Kiểm tra trên hàng hóa, bao bì hàng hóa có nhãn hay không; trường hợp hàng hóa có nhãn (trừ hàng hóa quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 43/2107/NĐ-CP) thì xử lý theo quy định tại tiết d.2.4, điểm 1.1 mục III Công văn 5189/TCHQ-GSQL.
Trường hợp hàng hóa có nhãn thì nhãn hàng hóa phải thể hiện đầy đủ thông tin theo quy định tại Nghị định 43/2017/NĐ-CP, đơn cử như: vị trí nhãn nhãn phải được thực hiên trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa, ở vị trí dễ quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hóa;…
- Kiểm tra thông tin về quyền sở hữu trí tuệ trên hàng hóa nhập khẩu, đối chiếu với dữ liệu trên hệ thống để xác định dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
- Kiểm tra, xác định hàng hóa là sản phẩm hoàn chỉnh hay tháo rời của một sản phẩn hoàn chỉnh nhưng khai là nguyên liệu, cụm linh kiện.
Xem nội dung chi tiết tại Công văn 5189/TCHQ-GSQL ngày 13/8/2019.
Phạm Hồng