Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
Theo đó, quy định các trường hợp được xem xét miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại tạm thời, biện pháp phòng vệ thương mại chính thức:
- Hàng hóa trong nước không sản xuất được;
- Hàng hóa có đặc điểm khác biệt với hàng hóa sản xuất trong nước mà hàng hóa sản xuất trong nước đó không thể thay thế được;
- Hàng hóa là sản phẩm đặc biệt của hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước;
- Hàng hóa tương tự, hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước không được bán trên thị trường trong nước trong cùng điều kiện thông thường;
- Hàng hóa tương tự, hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước không đáp ứng đủ lượng sử dụng trong nước;
- Hàng hóa nhập khẩu nằm trong tổng lượng đề nghị miễn trừ vừa nên trên phục vụ mục đích nghiên cứu, phát triển và các mục đích phi thương mại khác.
Như vậy, bổ sung thêm 2 trường hợp “hàng hóa trong nước không sản xuất được” và “Hàng hóa nhập khẩu nằm trong tổng lượng đề nghị miễn trừ vừa nên trên phục vụ mục đích nghiên cứu, phát triển và các mục đích phi thương mại khác” so với quy định hiện hành.
Đồng thời bổ sung quy định trong từng vụ việc cụ thể, việc xem xét miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại theo một trong các hình thức thực hiện sau:
- Không giới hạn về đối tượng sử dụng, mục đích sử dụng, khối lượng, số lượng hàng hóa được miễn trừ trong trường hợp phân biệt được sự khác biệt giữa hàng hóa đề nghị miễn trừ và hàng hóa đang bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại;
- Hạn chế về khối lượng, số lượng hàng hóa được miễn trừ, mục đích được miễn trừ.
Thông tư 37/2019/TT-BCT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/01/2020 và thay thế Thông tư 06/2018/TT-BCT.
Tường Vy