Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
Theo đó, quy định trường hợp công dân được miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ như sau:
- Vợ hoặc chồng, con của liệt sĩ;
- Vợ hoặc chồng, con của thương binh, bệnh binh, người bị nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên (hiện hành quy định vợ hoặc chồng, con của thương binh hạng một hoặc bệnh binh hạng một; vợ hoặc chồng, con của người bị nhiễm chất độc da cam/dioxin không còn khả năng lao động);
- Quân nhân dự bị đã được xếp vào đơn vị dự bị động viên;
- Người trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc Bà mẹ Việt Nam anh hùng; người trực tiếp nuôi dưỡng người bị mất sức lao động từ 81% trở lên;
- Người làm công tác cơ yếu.
Như vậy so với hiện hành, Luật Dân quân tự vệ 2019 bổ sung thêm trường hợp người làm công tác cơ yếu và người trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Đồng thời sửa đổi quy định về trường hợp vợ, chồng, con của thương binh, bệnh binh, người bị nhiễm chất độc màu da cam.
Lưu ý: với những trường hợp vợ, chồng, con của liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người bị nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên, người trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc Bà mẹ Việt Nam anh hùng; người trực tiếp nuôi dường người bị mất sức lao động từ 81% trở lên nếu tự nguyện thì được xem xét tuyển chọn vào Dân quân tự vệ.
Luật Dân quân tự vệ 2019 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2020 và thay thế Luật Dân quân tự vệ 2009.
Tường Vy