03 vai trò của chủ hộ theo Luật Cư trú 2020 (ảnh minh họa)
Chủ hộ là gì?
Điều 10 Luật Cư trú 2020 quy định:
“Chủ hộ là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ do các thành viên hộ gia đình thống nhất đề cử; trường hợp hộ gia đình không có người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì chủ hộ là người được các thành viên hộ gia đình thống nhất đề cử; trường hợp các thành viên hộ gia đình không đề cử được thì chủ hộ là thành viên hộ gia đình do Tòa án quyết định.”
Trường hợp hộ gia đình chỉ có một người thì người đó là chủ hộ.
Chủ hộ có quyền và nghĩa vụ thực hiện, tạo điều kiện, hướng dẫn thành viên hộ gia đình thực hiện quy định về đăng ký, quản lý cư trú và những nội dung khác theo quy định của Luật này; thông báo với cơ quan đăng ký cư trú về việc trong hộ gia đình có thành viên thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 24, khoản 1 Điều 29 của Luật này.
Khi một người nắm giữ vai trò chủ hộ thì sẽ có những vai trò tương ứng với danh nghĩa của mình, cụ thể:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú 2020 thì:
Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý.
Như vậy, một người muốn nhập khẩu theo trường hợp về ở với người thân, thuê mượn, ở nhờ… thì cần có sự động ý củ chủ hộ mới được nhập khẩu.
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 25 Luật Cư trú thì:
Nếu thành viên hộ gia đình muốn tách hộ để đăng ký thường trú tại cùng một chỗ ở hợp pháp khác thì cân có sự đồng ý của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp, trừ trường hợp thành viên hộ gia đình đăng ký tách hộ là vợ, chồng đã ly hôn mà vẫn được cùng sử dụng chỗ ở hợp pháp đó.
Việc thông báo với cơ quan đăng ký cư trú về việc trong hộ gia đình có thành viên thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 24 (xóa thường trú), khoản 1 Điều 29 (tạm trú) của Luật Cư trú là trách nhiệm của chủ hộ theo Điều 10 Luật Cư trú 2020.
Trung Tài