Các quy định được luật hóa từ Nghị định 29/2015/NĐ-CP trong lĩnh vực công chứng

16/03/2023 18:30 PM

Các quy định được luật hóa từ Nghị định29/2015/NĐ-CP trong lĩnh vực công chứng là một nội dung được đề cập tại Đề cương chi tiết Luật Công chứng sửa đổi .

Các quy định được luật hóa từ Nghị định 29/2015/NĐ-CP trong lĩnh vực công chứng

Các quy định được luật hóa từ Nghị định 29/2015/NĐ-CP trong lĩnh vực công chứng

1. Các quy định được luật hóa từ Nghị định 29/2015/NĐ-CP trong lĩnh vực công chứng

1.1. Nguyên tắc tham gia bảo hiểm (luật hóa Điều 19 Nghị định 29/2015/NĐ-CP)

Các nguyên tắc tham gia bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên bao gồm:

- Tổ chức hành nghề công chứng trực tiếp mua hoặc có thể ủy quyền cho tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên của tổ chức mình.

- Thời điểm mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên được thực hiện chậm nhất là 60 ngày, kể từ ngày công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng được đăng ký hành nghề.

- Kinh phí mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên của Phòng công chứng được trích từ quỹ phát triển sự nghiệp hoặc từ nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

(Điều 41 Đề cương chi tiết Luật Công chứng sửa đổi).

1.2. Phạm vi bảo hiểm (luật hóa Điều 20 Nghị định 29/2015/NĐ-CP)

Phạm vi bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên được xác định như sau:

(i) Phạm vi bảo hiểm bao gồm thiệt hại về vật chất của người tham gia ký kết hợp đồng, giao dịch hoặc của cá nhân, tổ chức khác có liên quan trực tiếp đến hợp đồng, giao dịch đã được công chứng mà những thiệt hại gây ra do lỗi của công chứng viên trong thời hạn 05 năm kể từ thời điểm hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực pháp luật.

(ii) Tổ chức hành nghề công chứng hoặc tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên trong trường hợp được tổ chức hành nghề công chứng ủy quyền có thể thỏa thuận với doanh nghiệp bảo hiểm về phạm vi bảo hiểm rộng hơn phạm vi bảo hiểm quy định tại (i).

(Điều 42 Đề cương chi tiết Luật Công chứng sửa đổi).

1.3. Điều kiện bảo hiểm (luật hóa Điều 21 Nghị định 29/2015/NĐ-CP)

Doanh nghiệp bảo hiểm chi trả bảo hiểm và bồi thường thiệt hại khi có đủ các điều kiện sau:

- Thiệt hại thuộc phạm vi bảo hiểm quy định tại Điều 42 Đề cương chi tiết Luật Công chứng sửa đổi.

- Không thuộc các trường hợp sau đây:

+ Công chứng viên thực hiện công chứng trong trường hợp mục đích và nội dung của hợp đồng, giao dịch; xúi giục, tạo điều kiện cho người tham gia hợp đồng, giao dịch thực hiện giao dịch giả tạo hoặc hành vi gian dối khác;

+ Công chứng viên công chứng hợp đồng, giao dịch có liên quan đến tài sản, lợi ích của bản thân mình hoặc của những người thân thích là vợ hoặc chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể; ông, bà; anh chị em ruột, anh chị em ruột của vợ hoặc chồng; cháu là con của con đẻ, con nuôi;

+ Công chứng viên cấu kết, thông đồng với người yêu cầu công chứng và những người có liên quan làm sai lệch nội dung của văn bản công chứng, hồ sơ công chứng;

+ Trường hợp khác theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp bảo hiểm và tổ chức hành nghề công chứng hoặc tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên trong trường hợp được tổ chức hành nghề công chứng ủy quyền.

(Điều 43 Đề cương chi tiết Luật Công chứng sửa đổi).

1.4. Phí bảo hiểm (luật hóa Điều 22 Nghị định 29/2015/NĐ-CP)

Phí bảo hiểm khi mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên được quy định như sau:

- Phí bảo hiểm là khoản tiền mà tổ chức hành nghề công chứng phải đóng cho doanh nghiệp bảo hiểm khi mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên thuộc tổ chức mình.

- Doanh nghiệp bảo hiểm và tổ chức hành nghề công chứng hoặc tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên trong trường hợp được tổ chức hành nghề công chứng ủy quyền thỏa thuận mức phí bảo hiểm, nhưng không được thấp hơn 03 (ba) triệu đồng một năm cho một công chứng viên.

(Điều 44 Đề cương chi tiết Luật Công chứng sửa đổi).

2. Đề xuất quy định về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên

Theo Điều 40 Đề cương chi tiết Luật Công chứng sửa đổi), quy định về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên giữ nguyên như Điều 37 Luật Công chứng 2014, cụ thể:

- Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên là loại hình bảo hiểm bắt buộc. Việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên phải được duy trì trong suốt thời gian hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng.

- Tổ chức hành nghề công chứng có nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên hành nghề tại tổ chức mình.

Chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày mua bảo hiểm hoặc kể từ ngày thay đổi, gia hạn hợp đồng bảo hiểm, tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm thông báo và gửi bản sao hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng thay đổi, gia hạn hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên cho Sở Tư pháp.

- Chính phủ quy định chi tiết điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên.

Nguyễn Thị Hoài Thương

Chia sẻ bài viết lên facebook 2,207

Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079