Hồ sơ làm căn cứ cấp lại và điều chỉnh thẻ BHYT từ ngày 01/4/2023 (Hình từ Internet)
BHXH Việt Nam ban hành Quyết định 490/QĐ-BHXH ngày 28/3/2023 sửa đổi Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 và sửa đổi Quyết định 505/QĐ-BHXH ngày 27/3/2020.
Theo đó, việc cấp lại, đổi, điều chỉnh thông tin đã ghi trên thẻ BHYT tại Phụ lục 03 ban hành kèm theo Quyết định 490/QĐ-BHXH ngày 28/3/2023 sửa đổi Phụ lục 3 ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 (sửa đổi tại Quyết định 505/QĐ-BHXH ngày 27/3/2020), hồ sơ gồm một trong các loại giấy tờ sau:
STT |
Đối tượng |
Tên loại văn bản, hồ sơ |
Ghi chú |
1. Người có công với cách mạng quy định tại Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng |
|||
1.1 |
Người có công với cách mạng theo quy định tại Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, bao gồm: - Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945; - Người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng 8/1945; - Bà mẹ Việt Nam anh hùng; - Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên. |
a) Thẻ thương binh, thẻ bệnh binh; b) Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh; c) Quyết định công nhận là người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945, người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng 8/1945 của Ban Thường vụ tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương; d) Quyết định hưởng trợ cấp của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. đ) Giấy xác nhận của Sở Lao động Thương binh và Xã hội nơi đang hưởng trợ cấp hằng tháng hoặc đã giải quyết trợ cấp một lần (theo hướng dẫn về cơ sở xác định là người có công với cách mạng tại Công văn 467/NCC ngày 17/6/2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội); |
|
1.2 |
Người có công với cách mạng theo quy định tại Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, trừ các đối tượng tại điểm 1 nêu trên |
a) Huân chương Kháng chiến; b) Huy chương Kháng chiến; c) Huân chương Chiến thắng; d) Huy chương Chiến thắng; đ) Thẻ thương binh, thẻ bệnh binh; e) Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh; g) Giấy chứng nhận về khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến và thời gian hoạt động KC của cơ quan Thi đua Khen thưởng cấp huyện; h) Quyết định hưởng trợ cấp của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. i) Giấy xác nhận của Sở Lao động Thương binh và Xã hội nơi đang hưởng trợ cấp hàng tháng hoặc đã giải quyết trợ cấp một lần (theo hướng dẫn về cơ sở xác định là người có công với cách mạng tại Công văn 467/NCC ngày 17/6/2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội); |
|
2. Cựu chiến binh theo quy định tại Nghị định 150/2006/NĐ-CP, Nghị định 157/2016/NĐ-CP và Thông tư 25/2016/TT-BLĐTBXH (không được ngân sách nhà nước đóng BHYT theo đối tượng cựu chiến binh) |
|||
2.1.
|
Cựu chiến binh giai đoạn trước 30/4/1975 |
a) Quyết định phục viên hoặc xuất ngũ hoặc chuyển ngành. b) Quyết định được hưởng trợ cấp theo Quyết định 290/2005/QĐ-TTg; c) Quyết định được hưởng trợ cấp theo Quyết định 188/2007/QĐ-TTg; d) Quyết định hưởng trợ cấp theo Quyết định 53/2010/QĐ-TTg. đ) Quyết định được hưởng trợ cấp theo Quyết định 142/2008/QĐ-TTg; đ) Quyết định được hưởng trợ cấp theo Quyết định 38/2010/QĐ-TTg. e) Quyết định được hưởng trợ cấp thanh niên xung phong theo Quyết định 40/2011/QĐ-TTg. g) Giấy chứng nhận tham gia thanh niên xung phong của cơ quan có thẩm quyền cấp trước khi thanh niên xung phong trở về địa phương theo quy định tại Thông tư 24/2009/TT-BLĐTBXH và Thông tư liên tịch 08/2012/TTLT-BLĐBTXH-BNV-BTC; h) Lý lịch cán bộ Đảng viên có ghi là thanh niên xung phong theo quy định tại Thông tư 24/2009/TT-BLĐTBXH. i) Giấy chứng nhận hoàn thành nhiệm vụ ở thanh niên xung phong của cơ quan có thẩm quyền cấp trước khi thanh niên xung phong trở về địa phương theo quy định tại Thông tư 24/2009/TT-BLĐTBXH và Thông tư liên tịch 08/2012/TTLT-BLĐBTXH-BNV-BTC; k) Giấy khen trong thời kỳ tham gia thanh niên xung phong của cơ quan có thẩm quyền cấp trước khi thanh niên xung phong trở về địa phương theo quy định tại Thông tư 24/2009/TT-BLĐTBXH và Thông tư liên tịch 08/2012/TTLT-BLĐBTXH-BNV-BTC; l) Giấy chứng nhận tham gia dân công hỏa tuyến theo quy định tại Thông tư liên tịch 138/2015/TTLT-BQP-BLĐBXH-BTC; |
|
2.2. |
Cựu chiến binh giai đoạn từ 30/4/1975 đến trước thời kỳ xây dựng và bảo vệ tổ quốc |
a) Quyết định phục viên hoặc xuất ngũ hoặc chuyển ngành ghi rõ thời gian, địa điểm nơi đóng quân theo quy định tại Quyết định 62/2011/QĐ-TTg hoặc Quyết định hưởng trợ cấp theo quy định tại Quyết định 62/2011/QĐ-TTg. b) Giấy chứng nhận tham gia thanh niên xung phong của cơ quan có thẩm quyền cấp trước khi thanh niên xung phong trở về địa phương theo quy định tại Thông tư 24/2009/TT-BLĐTBXH và Thông tư liên tịch 08/2012/TTLT-BLĐBTXH-BNV-BTC; c) Giấy chứng nhận hoàn thành nhiệm vụ ở thanh niên xung phong của cơ quan có thẩm quyền cấp trước khi thanh niên xung phong trở về địa phương theo quy định tại Thông tư 24/2009/TT-BLĐTBXH và Thông tư liên tịch 08/2012/TTLT-BLĐBTXH-BNV-BTC; d) Giấy khen trong thời kỳ tham gia thanh niên xung phong của cơ quan có thẩm quyền cấp trước khi thanh niên xung phong trở về địa phương theo quy định tại Thông tư 24/2009/TT-BLĐTBXH và Thông tư liên tịch 08/2012/TTLT-BLĐBTXH-BNV-BTC; đ) Quyết định được hưởng trợ cấp theo Quyết định 62/2011/QĐ-TTg. e) Giấy chứng nhận tham gia dân công hỏa tuyến theo quy định tại Thông tư liên tịch 138/2015/TTLT-BQP-BLĐBXH-BTC; |
|
2.3 |
Cựu chiến binh không được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng BHYT mà tham gia BHYT theo đối tượng khác có mức hưởng BHYT thấp hơn mức hưởng BHYT của đối tượng cựu chiến binh thì đối tượng đó được đổi quyền lợi theo nhóm đối tượng cựu chiến binh. |
a) Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS); b) Giấy tờ chứng minh (theo điểm 2.1, 2.2 nêu trên) c) Riêng các đối tượng sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp nghỉ hưu, cơ quan BHXH căn cứ hồ sơ, dữ liệu đang quản lý để đổi thẻ theo quyền lợi của đối tượng cựu chiến binh. |
|
2.4. |
Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đã hoàn thành nhiệm vụ tại ngũ trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ tổ quốc đã nghỉ hưu, phục viên, chuyển ngành. |
Quyết định phục viên hoặc xuất ngũ hoặc chuyển ngành. |
|
3 |
Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ |
a) Giấy chứng nhận gia đình liệt sỹ hoặc Quyết định cấp Giấy chứng nhận gia đình liệt sỹ và trợ cấp tiền tuất của Sở Lao động Thương binh và Xã hội theo quy định tại Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH. b) Giấy xác nhận của Sở Lao động Thương binh và Xã hội nơi tiếp nhận, quản lý hồ sơ và làm thủ tục mua BHYT cho thân nhân của liệt sỹ và người có công nuôi dưỡng liệt sỹ theo quy định tại Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH. |
|
4 |
Người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo |
2.1. Trường hợp dữ liệu của công dân đã có trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; Cơ sở dữ liệu dân cư về cư trú, người dân không phải cung cấp thông tin ngoài Tờ khai mẫu TK1-TS. 2.2. Trường hợp dữ liệu của công dân chưa có trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; Cơ sở dữ liệu dân cư về cư trú: công dân cung cấp Bản sao hợp lệ Giấy xác nhận thông tin về cư trú, Giấy thông báo số định danh cá nhân. |
|
5 |
Thân nhân người có công với cách mạng (trừ trường hợp là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ), bao gồm: - Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ trên 6 tuổi đến dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng của các đối tượng: Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945; người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến; thương binh, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên; - Con đẻ từ trên 6 tuổi của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học bị dị dạng, dị tật do hậu quả của chất độc hóa học không tự lực được trong sinh hoạt hoặc suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt. |
Giấy xác nhận của Sở Lao động Thương binh và Xã hội nơi tiếp nhận, quản lý hồ sơ và làm thủ tục mua BHYT cho thân nhân của người có công với cách mạng theo quy định tại Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH.
|
|
6 |
Người thuộc đối tượng bảo trợ xã hội theo Nghị định 136/2013/NĐ-CP. |
Giấy xác nhận khuyết tật, ghi rõ mức độ khuyết tật thuộc các đối tượng người khuyết tật nặng và người khuyến tật đặc biệt nặng theo Thông tư liên tịch 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT” Quyết định trợ cấp xã hội hằng tháng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện) đối với người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng |
|
7 |
Người thuộc hộ gia đình nghèo; hộ gia đình cận nghèo; hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn |
Giấy chứng nhận học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo theo Thông tư liên tịch 18/2009/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH; Danh sách hàng năm được Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) xác nhận |
|
Về phương thức đóng bảo hiểm thất nghiệp được sửa đổi theo Quyết định 490/QĐ-BHXH ngày 28/3/2023 như sau:
Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp và trích tiền lương của từng người lao động theo mức quy định để đóng cùng một lúc vào Quỹ BHTN.
Trước đây, tại Điều 16 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 quy định về phương thức đóng bảo hiểm thất nghiệp như sau: Phương thức đóng BHTN đối với đơn vị và người lao động như quy định tại Khoản 1, 2 và 3 Điều 7 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017. |
Xem thêm Quyết định 490/QĐ-BHXH có hiệu lực từ ngày 01/4/2023.