Thúc đẩy phát triển lĩnh vực trò chơi điện tử trên mạng trong nước

08/04/2023 16:40 PM

Bộ TTTT ban hành Quyết định 512/QĐ-BTTTT ngày 31/3/2023, trong đó đưa ra việc thúc đẩy phát triển lĩnh vực trò chơi điện tử trên mạng trong nước.

Thúc đẩy phát triển lĩnh vực trò chơi điện tử trên mạng trong nước

Thúc đẩy phát triển lĩnh vực trò chơi điện tử trên mạng trong nước (Hình từ Internet)

Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quyết định 512/QĐ-BTTTT ngày 31/3/2023 về việc ban hành Kế hoạch hành động cập nhật kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược phát triển lĩnh phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử giai đoạn 2021 - 2025 (Chiến lược)

Thúc đẩy phát triển lĩnh vực trò chơi điện tử trên mạng trong nước

Cụ thể tại Quyết định 512/QĐ-BTTTT, Bộ Thông tin và Truyền thông đã đưa ra các nhiệm vụ trọng tâm sau đây trong việc thúc đẩy phát triển lĩnh vực trò chơi điện tử trên mạng trong nước trong giai đoạn 2021 - 2025:

- Xây dựng Chiến lược phát triển lĩnh vực trò chơi điện tử trên mạng (game online), giai đoạn 2022-2027

Đơn vị chủ trì: Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử

- Tổ chức các Hội thảo kết nối ngành game; các Hội thảo kết nối các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, các quỹ đầu tư…

+ Đơn vị chủ trì: Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử

+ Đơn vị phối hợp: Liên minh Game online

- Tổ chức Giải thưởng Game Việt (Vietnam Game Award);

+ Đơn vị chủ trì: Liên minh Game online

+ Đơn vị phối hợp: Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử

- Kết nối các doanh nghiệp trung gian thanh toán để yêu cầu không thanh toán cho các trò chơi lậu, không phép.

+ Đơn vị chủ trì: Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử

+ Đơn vị phối hợp: Vụ Thanh toán - Ngân hàng Nhà nước; Các doanh nghiệp trung gian thanh toán

- Triển khai các chương trình đào tạo, liên kết đào tạo với các cơ sở giáo dục, doanh nghiệp sản xuất game của nước ngoài.

+ Đơn vị chủ trì: Liên minh Game online

+ Đơn vị phối hợp: Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử

- Đề xuất Chính phủ cho phép bổ sung, hoàn thiện các chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp game trong nước

+ Đơn vị chủ trì: Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử

+ Đơn vị phối hợp: Các Bộ Ngành liên quan

Đảm bảo phát sóng 24 giờ/ngày đối với các kênh truyền hình thiết yếu quốc gia

Đối với lĩnh vực phát thanh, truyền hình, Bộ Thông tin và Truyền thông đã đặt ra các mục tiêu trong giai đoạn 2021 - 2025 như sau:

- 80% người dân vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo được nghe, xem các kênh phát thanh, kênh truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của quốc gia và địa phương; 100% dân số các vùng còn lại được nghe, xem các kênh chương trình này.

- Tăng thời lượng phát sóng của các kênh phát thanh địa phương và các kênh truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu (kênh thiết yếu) của địa phương; các kênh truyền hình thiết yếu quốc gia đảm bảo phát sóng 24 giờ/ngày

- Bảo đảm thời lượng phát sóng chương trình sản xuất trong nước của kênh phát thanh, kênh truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu quốc gia và địa phương đạt tỷ lệ tối thiểu từ 70% tổng thời lượng phát sóng trong 1 ngày của từng kênh chương trình (trong đó, thời lượng chương trình tự sản xuất mới đạt tối thiểu 30% thời lượng các chương trình sản xuất trong nước);

Việc khai thác các nội dung từ kênh chương trình nước ngoài tập trung vào tin thời sự quốc tế, khoa học, kỹ thuật, thể thao giải trí và không vượt quá 30% tổng thời lượng phát sóng trong 1 ngày của kênh đó.

- Tăng doanh thu dịch vụ của các đài phát thanh, truyền hình từ 9.000 tỷ đồng lên 10.500 tỷ đồng.

- Tỷ lệ kênh phát thanh, kênh truyền hình thiết yếu được cung cấp trên mạng Internet thông qua trang thông tin điện tử hoặc ứng dụng internet đạt 100%.

- Tăng thuê bao truyền hình trả tiền từ 17 triệu lên 25 triệu người dùng.

- Tăng doanh thu truyền hình trả tiền từ 9.000 tỷ đồng lên 15.000 tỷ đồng.

- Tăng thuê bao truyền hình trả tiền OTT TV từ 3 triệu lên 12 triệu người dùng.

- Tăng doanh thu truyền hình trả tiền OTT TV từ 300 tỷ đồng lên 6000 tỷ đồng.

- Phát triển 02 cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện quốc gia.

- Ban hành Tiêu chuẩn kỹ thuật về phát sóng phát thanh số mặt đất.

Xem thêm nội dung tại Quyết định 512/QĐ-BTTTT có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chia sẻ bài viết lên facebook 2,411

Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079