Đề xuất điều chỉnh lộ trình tăng học phí so với Nghị định 81/2021/NĐ-CP (Hình từ Internet)
Theo đó, tại Tờ trình kèm theo Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 81/2021/NĐ-CP (Dự thảo Nghị định) sẽ tiến hành điều chỉnh lộ trình học phí chậm lại 01 năm so với hiện hành như sau:
Tờ trình kèm theo Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 81/2021/NĐ-CP |
Học phí cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập được thực thiện như sau:
- Đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên như sau:
Mức trần học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên năm học 2023-2024 bằng mức trần năm học 2022-2023 tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 81/2021/NĐ-CP.
Mức sàn học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên năm học 2023-2024 được điều chỉnh giảm so với mức sàn năm học 2022-2023 tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 81/2021/NĐ-CP để phù hợp với đề xuất, điều kiện thực tế của các địa phương (căn cứ theo đề xuất của các địa phương và số liệu tổng hợp mức thu học phí năm học 2022-2023 của các địa phương).
Cụ thể như sau:
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quy định trên để quyết định khung học phí hoặc mức học phí cụ thể đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập thuộc thẩm quyền và quyết định việc sắp xếp, phân loại các vùng trên địa bàn để cơ sở giáo dục áp dụng mức thu học phí.
Khung học phí đối với giáo dục tiểu học công lập quy định tại điểm này dùng làm căn cứ để Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ tiền đóng học phí cho học sinh tiểu học tư thục ở các địa bàn chưa đủ trường tiểu học công lập và các đối tượng học sinh tiểu học tư thục thuộc đối tượng được hưởng chính sách miễn giảm học phí theo quy định.
- Mức trần của khung học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên: Tối đa bằng 2 lần mức trần học phí tại Dự thảo Nghị định;
- Mức trần của khung học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chỉ đầu tư: Tối đa bằng 2,5 lần mức trần học phí theo quy định tại Dự thảo Nghị định;
- Cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên hoặc tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư đạt mức kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục theo tiêu chuẩn do Bộ GDĐT quy định thì được tự xác định mức thu học phí trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí do cơ sở giáo dục ban hành;
Trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để đề nghị Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét phê duyệt mức thu học phí.
- Từ năm học 2024 - 2025 trở đi, khung và mức học phí được điều chỉnh theo tỷ lệ phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm và khả năng chi trả của người dân nhưng không quá 7,5%/năm.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định mức thu học phí cụ thể nhưng không vượt mức trần quy định.
Mức trần học phí đối với cơ sở giáo dục đại công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên năm học 2023-2024 bằng mức trần học phí năm học 2022-2023 tại Nghị định 81/2021/NĐ-CP và dự kiến tính đủ chi phí vào năm học 2026-2027.
Cụ thể như sau:
Mức trần học phí đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên năm học 2023-2024 bằng mức trần học phí năm học 2022-2023 tại Nghị định 81/2021/NĐ-CP và dự kiến tính đủ chi phí vào năm học 2026-2027.
Cụ thể như sau:
Xem chi tiết tại Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 81/2021/NĐ-CP.