File word dự thảo Luật Đất đai sửa đổi qua các phiên bản

19/10/2023 15:29 PM

Hiện tại, dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đã có mấy phiên bản? Phạm vi điều chỉnh của Dự thảo Luật Đất đai được quy định thế nào?

08 file word dự thảo Luật Đất đai sửa đổi

Tổng hợp 08 file word dự thảo Luật Đất đai sửa đổi qua các phiên bản

Cập nhật file word dự thảo Luật Đất đai sửa đổi qua các phiên bản (Hình từ internet)

Tổng hợp 08 file word dự thảo Luật Đất đai sửa đổi qua các phiên bản

Từ khi được đưa ra lấy ý kiến đến nay, Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đã trải qua 8 phiên bản cụ thể:

- Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi (Phiên bản 1)

- Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi (Phiên bản 2 - Ngày 27/9/2022)

- Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi (Phiên bản 3 - Tháng 01/2023)

- Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi (Phiên bản 4 - được chỉnh lý, báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 5)

- Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi (Phiên bản 5 - Ngày 27/7/2023)

- Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi (Phiên bản 6 - Ngày 14/8/2023)

- Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi (Phiên bản 7 - Tháng 9/2023)

- Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi (Phiên bản 8 - Ngày 13/10/2023)

Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi (Phiên bản 8) sau khi được tiếp thu, chỉnh lý gồm 16 chương và 265 điều (bỏ 04 điều , bổ sung 06 điều  so với dự thảo Luật đã trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5 (Phiên bản 4)); đã sửa đổi nhiều nội dung lớn như:

địa giới đơn vị hành chính, điều tra cơ bản về đất (Chương IV); quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, các loại chỉ tiêu sử dụng đất yêu cầu phải xác định tại quy hoạch sử dụng đất các cấp (Chương V); chính sách đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số (Khoản 2 Điều 11, Điều 16, Điều 48, điểm d khoản 2 Điều 66, điểm b khoản 3 Điều 67, khoản 29 Điều 79, Điều 112, điểm i khoản 1 Điều 114, Điểm c khoản 1 Điều 158, điểm a khoản 3 Điều 182 và khoản 15 Điều 251); điều kiện cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhận chuyển nhượng đất trồng lúa (khoản 7 Điều 45); thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng (Điều 79); căn cứ, điều kiện thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng (Điều 80); giao đất, cho thuê đất thông qua đấu giá quyền sử dụng đất (Điều 126); đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất (Điều 127), không đấu giá quyền sử dụng đất, không đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất (Điều 125), thỏa thuận về nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và đang có quyền sử dụng đất (Điều 128); phát triển, quản lý và khai thác quỹ đất (Chương VIII); các trường hợp Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần (khoản 2 Điều 121); quy định chung về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (Mục 1 Chương VII); cấp Giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất, không vi phạm pháp luật về đất đai, không thuộc trường hợp giao đất trái thẩm quyền (Điều 139); cấp Giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được giao không đúng thẩm (Điều 141); tiền thuê đất trả tiền thuê đất hằng năm (khoản 2 Điều 154); phương pháp định giá đất (Điều 159); hoạt động lấn biển (Điều 191); đất sử dụng cho khu kinh tế (Điều 204)…

Trong đó, có những nội dung khó, các cơ quan đã nghiên cứu kỹ lưỡng, nhưng chưa thiết kế được phương án tối ưu, chưa đánh giá được tác động đầy đủ, cần tiếp tục gửi xin ý kiến các Đoàn ĐBQH, các cơ quan, tổ chức để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật.

Phạm vi điều chỉnh của Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi

Tại Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi quy định phạm vi điều chỉnh (Điều 1): Luật này quy định về chế độ sở hữu đất đai, quyền hạn và trách nhiệm của Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý về đất đai, chế độ quản lý và sử dụng đất đai, quyền và nghĩa vụ của công dân, người sử dụng đất đối với đất đai thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Có ý kiến đề nghị dự thảo Luật tiếp cận theo hướng phân định rõ phạm vi điều chỉnh của Luật này là tất cả các vấn đề về quản lý, sử dụng đất đai; chế độ sử dụng các loại đất; quyền và nghĩa vụ người sử dụng đất; việc quản lý, sử dụng đất. Có ý kiến đề nghị sửa cụm từ “việc quản lý về đất đai” thành “quản lý nhà nước về đất đai”.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, cách thiết kế phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật cơ bản kế thừa quy định Luật Đất đai 2013, bao quát các quy định về đất đai như ĐBQH đề cập và đã được thực tiễn kiểm chứng. Vì vậy, tiếp thu ý kiến ĐBQH, xin chỉnh lý kỹ thuật để giữ như quy định tại Điều 1 Luật Đất đai 2013.

- Có ý kiến đề nghị quy định rõ hơn về “đất đai thuộc lãnh thổ của nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”: lãnh thổ trên đất liền hay cả trên biển (lãnh hải), đề nghị quy định rõ là “lãnh thổ đất liền”, nếu bao gồm cả lãnh hải thì sẽ chồng chéo với phạm vi điều chỉnh của các luật khác.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin báo cáo: Phạm vi điều chỉnh quy định trong dự thảo Luật kế thừa từ Luật Đất đai 2013 đã ổn định. Việc phân định phạm vi quản lý giữa Luật Đất đai và pháp luật về biển đã được thể hiện chi tiết tại các điều khoản của Luật Đất đai, Luật Biển Việt Nam, Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.

 

Chia sẻ bài viết lên facebook 5,640

Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079