Biện pháp phòng thủ dân sự khi xảy ra sự cố, thảm họa như thế nào?

20/04/2024 14:30 PM

Xin cho tôi hỏi khi xảy ra sự cố, thảm họa thì biện pháp phòng thủ dân sự được quy định như thế nào? - Quốc Thành (Khánh Hòa)

Biện pháp phòng thủ dân sự khi xảy ra sự cố, thảm họa như thế nào? (Hình từ internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

Biện pháp phòng thủ dân sự khi xảy ra sự cố, thảm họa như thế nào?

Biện pháp phòng thủ dân sự khi xảy ra sự cố, thảm họa được quy định từ Điều 22 đến 26 Luật Phòng thủ dân sự 2023 (có hiệu lực từ 01/7/2024) như sau:

STT

Biện pháp

Biện pháp áp dụng

Thẩm quyền quyết định

1

Biện pháp được áp dụng trong phòng thủ dân sự cấp độ 1

Biện pháp được áp dụng trong phòng thủ dân sự cấp độ 1 bao gồm:

- Sơ tán người, tài sản ra khỏi khu vực nguy hiểm;

- Bảo đảm phương tiện, trang bị bảo vệ cá nhân, lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nước uống và nhu yếu phẩm thiết yếu khác cho người trong khu vực xảy ra sự cố, thảm họa;

- Cấm, hạn chế người, phương tiện vào những khu vực nguy hiểm;

- Phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an ninh, trật tự tại khu vực xảy ra sự cố, thảm họa;

- Tiêu tẩy, khử độc, khử khuẩn, vệ sinh môi trường;

- Bảo vệ công trình phòng thủ dân sự.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định áp dụng biện pháp phòng thủ dân sự 

2

Biện pháp được áp dụng trong phòng thủ dân sự cấp độ 2

Biện pháp được áp dụng trong phòng thủ dân sự cấp độ 2 bao gồm:

- Các biện pháp quy định tại khoản (1) nêu trên;

- Cách ly, giãn cách xã hội phù hợp với mức độ của sự cố, thảm họa trên địa bàn;

- Chuyển đổi hình thức hoặc tạm dừng hoạt động của trường học; tạm dừng hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thiết yếu;

- Hạn chế hoặc tạm dừng tổ chức lễ hội, nghi lễ tôn giáo, giải đấu thể thao, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, sự kiện và hoạt động khác có tập trung đông người;

- Kiểm tra, kiểm soát hoạt động giao thông tại khu vực xảy ra sự cố, thảm họa;

- Áp dụng các biện pháp bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng theo quy định của pháp luật.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định áp dụng biện pháp phòng thủ dân sự

3

Biện pháp được áp dụng trong phòng thủ dân sự cấp độ 3

Biện pháp được áp dụng trong phòng thủ dân sự cấp độ 3 bao gồm:

- Các biện pháp quy định tại khoản (2);

- Cách ly lập trung, giãn cách xã hội phù hợp với mức độ của sự cố, thảm họa trên địa bàn;

- Tạm dừng hoạt động của trường học;

- Tạm dừng tổ chức lễ hội, nghi lễ tôn giáo, giải đấu thể thao, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, sự kiện và hoạt động khác có tập trung đông người;

- Hạn chế hoặc tạm dừng việc xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh nếu thấy cần thiết để bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ sức khỏe cộng đồng;

- Hạn chế hoặc tạm dừng hoạt động giao thông, vận tải ra, vào địa bàn xảy ra sự cố, thảm họa, trừ trường hợp vì lý do công vụ;

- Tạm dừng giải quyết thủ tục hành chính trực tiếp; áp dụng giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến.

Thủ tướng Chính phủ quyết định áp dụng biện pháp phòng thủ dân sự

4

Biện pháp phòng thủ dân sự được áp dụng trong tình trạng khẩn cấp

Biện pháp phòng thủ dân sự được áp dụng trong tình trạng khẩn cấp bao gồm:

- Các biện pháp quy định tại khoản (3);

- Giãn cách xã hội; cách ly tập trung người đi và đến từ khu vực xảy ra thảm họa;

- Hỗ trợ an sinh xã hội tại khu vực cách ly, khu vực bị chia cắt, khu vực xảy ra thảm họa;

- Ổn định tâm lý của người dân trong khu vực xảy ra thảm họa;

- Dừng hoạt động của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở khu vực xảy ra thảm họa.

- Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, căn cứ tình hình thực tế quyết định áp dụng biện pháp và quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.

- Người chỉ huy đơn vị quân đội được giao quản lý địa phương thiết quân luật, căn cứ tình hình thực tế quyết định áp dụng biện pháp theo quy định, quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp và quy định của pháp luật về thiết quân luật.

5

Biện pháp phòng thủ dân sự được áp dụng trong tình trạng chiến tranh

Biện pháp phòng thủ dân sự được áp dụng trong tình trạng chiến tranh bao gồm:

- Triển khai hệ thống đài quan sát, thông báo, báo động và cảnh báo;

- Tổ chức sơ tán người, tài sản;

- Cất giấu trang thiết bị vào các công trình ngầm, hang, động;

- Dự trữ lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh và nước uống;

- Xây dựng bổ sung hầm ẩn nấp, công trình ngầm, công trình phòng, tránh kết hợp với ngụy trang, nghi binh; triển khai mục tiêu giả, hạn chế ánh sáng, tiếng động vào ban đêm;

- Khắc phục, vô hiệu hóa vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Căn cứ tình hình thực tế, người có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp quy định tại khoản (1), (2), (3), (4) nêu trên, biện pháp quy định tại khoản này và quy định của pháp luật về tình trạng chiến tranh.

 

Chia sẻ bài viết lên facebook 2,870

Các tin khác
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079