Dự thảo Luật Đường bộ quy định các công trình phụ trợ gắn liền với đường bộ bao gồm những gì? (Hình từ internet)
1. Đề xuất quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động đường bộ
Căn cứ Điều 82 Dự thảo Luật Đường bộ quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động đường bộ như sau:
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động đường bộ
- Bộ Giao thông vận tải là cơ quan chịu trách nhiệm giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động đường bộ.
- Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động đường bộ.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động đường bộ.
Căn cứ Điều 22 Dự thảo Luật Đường bộ quy định về công trình phụ trợ gắn liền với đường bộ; thiết bị, phương tiện phục vụ quản lý, khai thác sử dụng đường bộ như sau:
- Công trình phụ trợ gắn liền với đường bộ bao gồm
+ Báo hiệu đường bộ, trừ hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;
+ Công trình an toàn giao thông đường bộ;
+ Hệ thống thoát nước đường bộ;
+ Tường chắn, kè bảo vệ đường bộ;
+ Cọc mốc giải phóng mặt bằng;
+ Điểm dừng xe;
+ Công trình, bộ phận công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình thuộc hệ thống cung cấp dịch vụ giao thông thông minh, thu phí đường bộ, kiểm soát tải trọng xe, hệ thống quản lý, điều hành, giám sát giao thông, hệ thống thu thập xử lý và lưu giữ dữ liệu đường bộ, hệ thống theo dõi tình trạng kỹ thuật và quan trắc đường, cầu đường bộ và công trình phụ trợ khác.
- Thiết bị, phương tiện phục vụ quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng công trình đường bộ gồm hệ thống thiết bị, phương tiện, hạ tầng công nghệ, phần mềm phục vụ kiểm tra, đánh giá, quan trắc, khảo sát tình trạng kỹ thuật công trình đường bộ; thu thập cơ sở dữ liệu đường bộ; phục vụ công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đường bộ; cứu nạn, cứu hộ giao thông đường bộ.
- Đường bộ đang khai thác phải được điều chỉnh, bổ sung công trình phụ trợ gắn liền với đường bộ; thiết bị phục vụ quản lý, khai thác, sử dụng công trình đường bộ để bảo đảm an toàn giao thông, an toàn công trình.
Căn cứ Điều 13 Dự thảo Luật Đường bộ quy định về đất dành cho kết cấu hạ tầng đường bộ bao gồm:
+ Đất của đường bộ gồm phần đất xây dựng đường bộ và phần đất để bảo vệ, bảo trì đường bộ;
+ Đất để xây dựng các công trình phục vụ công tác quản lý, khai thác công trình đường bộ, trừ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 13 Dự thảo Luật Đường bộ;
+ Đất để xây dựng bến xe, bãi đỗ xe, điểm đỗ xe, trạm dừng nghỉ, các công trình phụ trợ phục vụ cho hoạt động đường bộ;
+ Hành lang an toàn đường bộ.
Việc quản lý, sử dụng đất dành cho kết cấu hạ tầng đường bộ phải tuân thủ quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về quy hoạch, pháp luật về xây dựng và quy định của Luật Đường bộ.
Trường hợp do vị trí tự nhiên mà việc thoát nước từ các công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường bộ buộc phải qua bất động sản khác thì chủ sở hữu bất động sản có hệ thống thoát nước đi qua phải dành một lối thoát nước thích hợp, không được cản trở hoặc ngăn chặn hệ thống thoát nước.
Cơ quan quản lý đường bộ, người quản lý sử dụng đường bộ phải hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản khi xây dựng, lắp đặt hệ thống thoát nước; nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định pháp luật.
Xem thêm nội dung tại Dự thảo Luật Đường bộ.
**Để giúp mọi người thuận tiện trong việc tra cứu các mức phạt vi phạm giao thông,
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã cho ra đời iThong – App tra cứu mức phạt giao thông:
Tải về App iThong trên Android TẠI ĐÂY
Tải về App iThong trên iOS TẠI ĐÂY
Hoặc Quét mã QR dưới đây:
Nguyễn Minh Khôi