Câu hỏi kèm đáp án tuần 2 Cuộc thi tìm hiểu Nghị quyết Đại hội Công đoàn và hành động của đoàn viên, người lao động năm 2024

18/05/2024 09:30 AM

Xin cho tôi hỏi đáp án Cuộc thi tìm hiểu Nghị quyết Đại hội Công đoàn và hành động của đoàn viên, người lao động tuần 2 năm 2024 như thế nào? - Minh Anh (Thanh Hóa)

Câu hỏi kèm đáp án tuần 2 Cuộc thi tìm hiểu Nghị quyết Đại hội Công đoàn và hành động của đoàn viên, người lao động năm 2024

Đáp án Cuộc thi tìm hiểu Nghị quyết Đại hội Công đoàn và hành động của đoàn viên, người lao động tuần 2 năm 2024 (Hình từ internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

Đáp án Cuộc thi tìm hiểu Nghị quyết Đại hội Công đoàn và hành động của đoàn viên, người lao động tuần 2 năm 2024

Tuần 2 Cuộc thi tìm hiểu Nghị quyết Đại hội Công đoàn và hành động của đoàn viên, người lao động bắt đầu từ 08h ngày 18/5/2024 đến 23h ngày 25/5/2024. Dưới đây là câu hỏi kèm đáp án tham khảo tuần 2 Cuộc thi tìm hiểu Nghị quyết Đại hội Công đoàn và hành động của đoàn viên, người lao động năm 2024:

Câu 1: Giải thưởng Nguyễn Văn Linh là phần thưởng cao quý của tổ chức Công đoàn Việt Nam tôn vinh cho đối tượng nào?

A. Cán bộ công đoàn

B. Đoàn viên công đoàn

C. Người sử dụng lao động

Câu 2: Ban Bí thư Trung ương Đảng quyết định lấy Tháng 5 hằng năm là Tháng Công nhân từ năm nào?

A. 2010

B. 2011

C. 2012

D. 2013

Câu 3: Nhiệm kỳ 2018-2023, tổ chức Công đoàn Việt Nam đã tham mưu Bộ Chính trị ban hành văn bản nào định hướng đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới?

A. Nghị quyết 20-NQ/TW về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”

B. Nghị quyết số 02-NQ/TW về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới.

C. Nghị quyết số 23-NQ/TW về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Câu 4: “Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Nội dung trên thuộc văn bản nào?

A. Hiến pháp năm 2013

B. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII

C. Điều lệ Công đoàn Việt Nam sửa đổi, bổ sung được thông qua tại Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Câu 5: Đại hội lần thứ nhất Công đoàn Việt Nam diễn ra vào thời gian nào, ở đâu?

A. Năm 1929, tại Hà Nội

B. Năm 1930, tại Thái Nguyên

C. Năm 1950, tại Thái Nguyên

Câu 6: Theo quy định của pháp luật, quan hệ giữa Công đoàn với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp là quan hệ gì?

A. Lãnh đạo, chỉ đạo.

B. Hợp tác, phối hợp.

C. Lãnh đạo, phối hợp.

D. Cả 3 phương án trên.

Câu 7: "... Việc cần thiết hiện nay là phát động một cuộc tuyên truyền rộng lớn để thành lập các tổ chức công đoàn ở các nước thuộc địa và phát triển các Công đoàn hiện có dưới hình thức phôi thai". Nội dung trên thuộc văn bản nào?

A. Chánh cương vắn tắt của Đảng

B. Bản án chế độ thực dân Pháp.

C. Nghị quyết Hội nghị lần thứ nhất Tổng Công hội đỏ Bắc kì.

Câu 8: Văn bản pháp luật nào sau đây về tổ chức Công đoàn đang được xem xét sửa đổi, bổ sung?

A. Bộ Luật Lao động năm 2019

B. Luật Công đoàn năm 2012

C. Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014

D. Luật Việc làm năm 2013

Câu 9: Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam quyết nghị: Nhiệm kỳ 2023-2028, chỉ tiêu phấn đấu hàng năm có ít nhất bao nhiêu phần trăm (%) công đoàn cơ sở khu vực nhà nước xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ?

A. Ít nhất 80%

B. Ít nhất 90%

C. Ít nhất 95%

Câu 10: Phương châm “Đổi mới - Dân chủ - Đoàn kết - Phát triển” là của Đại hội nào?

A. Đại hội XI Công đoàn Việt Nam

B. Đại hội XII Công đoàn Việt Nam

C. Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Câu 11: Các chương trình, nghị quyết chuyên đề nào dưới đây được Đại hội xác định nhằm thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam?

A. Nghị quyết đẩy mạnh công tác phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước đến năm 2028, tầm nhìn đến năm 2033; Chương trình xây dựng đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ sở đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nhất là chủ tịch công đoàn doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước.

B. Chương trình nâng cao hiệu quả công tác đối thoại, thương lượng tập thể giai đoạn 2023 – 2028; Chương trình đẩy mạnh công tác truyền thông Công đoàn Việt Nam giai đoạn 2023-2028.

C. Cả 2 đáp án trên

Câu 12: Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam quyết nghị: Nhiệm kỳ 2023-2028, chỉ tiêu phấn đấu hàng năm có bao nhiêu phần trăm (%) công nhân lao động tại các doanh nghiệp tham gia học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp?

A. Ít nhất 65%.

B. Ít nhất 70%.

C. Ít nhất 75%.

Câu 13: Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam quyết định số lượng Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XIII là bao nhiêu ủy viên và tại Đại hội đã bầu bao nhiêu ủy viên?

A. Số lượng 177 ủy viên, tại Đại hội đã bầu 168 ủy viên

B. Số lượng 177 ủy viên, tại Đại hội đã bầu 177 ủy viên

C. Số lượng 180 ủy viên, tại Đại hội đã bầu 168 ủy viên

Câu 14: Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đã đề ra bao nhiêu nhóm nhiệm vụ, giải pháp nhiệm kỳ 2023 – 2028

A. 8 nhóm

B. 9 nhóm

C. 10 nhóm

Câu 15: Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam quyết nghị: Nhiệm kỳ 2023-2028, chỉ tiêu phấn đấu hàng năm bình quân mỗi công đoàn cơ sở giới thiệu ít nhất bao nhiêu đoàn viên ưu tú cho Đảng xem xét, bồi dưỡng kết nạp?

A. 10

B. 01

C. Tùy điều kiện của cơ sở

Câu 16: “Tôi đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cần quan tâm nghiên cứu, xây dựng các chương trình phúc lợi dài hạn; tập trung chăm lo, hỗ trợ toàn diện cho đoàn viên, người lao động, nhất là những người có hoàn cảnh khó khăn, bị tai nạn lao động, mắc bệnh nghề nghiệp, ốm đau dài ngày”. Câu nói này của ai, trong bối cảnh nào?

A. Tổng Bí thư Lê Duẩn, tại Đại hội IV Công đoàn Việt Nam.

B. Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, tại Đại hội VI Công đoàn Việt Nam.

C. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tại Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam.

Câu 17: Chủ đề báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động khóa XII trình Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam là gì?

A. Đổi mới tổ chức và hoạt động, xây dựng Công đoàn Việt Nam vững mạnh toàn diện.

B. Tập trung thực hiện tốt vai trò đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động.

C. Xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh, góp phần thực hiện khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 18: Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam quyết định số lượng Ủy ban kiểm tra Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XIII là bao nhiêu ủy viên và tại hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn đã bầu bao nhiêu ủy viên?

A. Số lượng 19 ủy viên, đã bầu 17 ủy viên.

B. Số lượng 15 ủy viên, đã bầu 15 ủy viên.

C. Số lượng 17 ủy viên, đã bầu 17 ủy viên

Câu 19: Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam quyết nghị: Chỉ tiêu phấn đấu trong nhiệm kỳ 2023-2028, có ít nhất bao nhiêu phần trăm (%) doanh nghiệp, đơn vị có tổ chức công đoàn đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được công đoàn thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể theo quy định của pháp luật?

A. Ít nhất 90%

B. Ít nhất 83%

C. Ít nhất 85%

Câu 20: Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam quyết nghị: Nhiệm kỳ 2023-2028, chỉ tiêu phấn đấu hàng năm có ít nhất bao nhiêu phần trăm (%) công đoàn cơ sở doanh nghiệp được công đoàn cấp trên kiểm tra, giám sát tài chính?

A. Ít nhất 30%

B. Ít nhất 20%

C. Ít nhất 10%

Đáp án Cuộc thi tìm hiểu Nghị quyết Đại hội Công đoàn và hành động của đoàn viên, người lao động tuần 1 năm 2024

>> Xem tại đây.

Thể lệ Cuộc thi tìm hiểu Nghị quyết Đại hội Công đoàn và hành động của đoàn viên, người lao động năm 2024

- Tên gọi: Cuộc thi tìm hiểu “Nghị quyết Đại hội Công đoàn và hành động của đoàn viên, người lao động”.

- Đối tượng dự thi: Đoàn viên, CNVCLĐ, cán bộ công đoàn đang sinh sống, làm việc ở trong nước và người lao động Việt Nam lao động, học tập tại nước ngoài.

- Cuộc thi được tổ chức theo hình thức trực tuyến trên cổng thi trực tuyến Công đoàn Việt Nam (địa chỉ: http://congdoanvietnam.org). Cuộc thi gồm 2 phần, thực hiện 2 giai đoạn, gồm: thi trắc nghiệm và thi sáng tạo video clip tiểu phẩm, thuyết trình. (Ban Tổ chức ban hành Thể lệ, hướng dẫn cách thức dự thi kèm theo).

(1) Giai đoạn 1: Thi trắc nghiệm dành cho cá nhân.

- Mỗi lượt thi có 20 câu hỏi trắc nghiệm. Mỗi câu có từ 3-4 phương án trả lời, trong đó có 01 phương án đúng. Thời gian làm bài tối đa 15 phút. Mỗi câu trả lời đúng tương đương 01 điểm. Tổng điểm tối đa mỗi lần thi là 20 điểm. Mỗi người dự thi được tham gia tối đa 02 lần thi/đợt và kết quả được tính trên lần thi có điểm cao nhất. Có 3 đợt thi, mỗi đợt 1 tuần. Cụ thể như sau:

+ Tuần 1: Từ 08h ngày 10/5 đến 23h ngày 17/5/2024.

+ Tuần 2: Từ 08h ngày 18/5 đến 23h ngày 25/5/2024.

+ Tuần 3: Từ 08h ngày 26/5 đến 23h ngày 02/6/2024.

(2) Giai đoạn 2: Thi sáng tạo video clip dành cho tập thể.

- Mỗi LĐLĐ tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương và tương đương, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn gửi dự thi 01 video clip tiểu phẩm hoặc thuyết trình:

+ Nội dung: Thể hiện các ý tưởng, các giải pháp, mô hình, cách làm nhằm thực hiện hiệu quả các khâu đột phá, hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đề ra; phương pháp tổ chức quán triệt, học tập Nghị quyết để thu hút đông đảo đoàn viên, CNVCLĐ tham gia.

+ Thời lượng: Tối thiểu 03 phút, tối đa 05 phút.

- Thời gian: Tháng 6/2024.

Nguồn thu tài chính công đoàn

Căn cứ Điều 26 Luật Công đoàn 2012, tài chính công đoàn gồm các nguồn thu sau đây:

- Đoàn phí công đoàn do đoàn viên công đoàn đóng theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam;

- Kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động;

- Ngân sách nhà nước cấp hỗ trợ;

- Nguồn thu khác từ hoạt động văn hóa, thể thao, hoạt động kinh tế của Công đoàn; từ đề án, dự án do Nhà nước giao; từ viện trợ, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.

 

Chia sẻ bài viết lên facebook 20,967

Các tin khác
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079