Chế độ cảnh vệ đối với khách quốc tế khi đến thăm, làm việc tại Việt Nam

23/07/2024 22:45 PM

Bài viết sau có nội dung về chế độ cảnh vệ đối với khách quốc tế khi đến thăm, làm việc tại Việt Nam được quy định trong Luật Cảnh vệ sửa đổi 2024.

Chế độ cảnh vệ đối với khách quốc tế khi đến thăm, làm việc tại Việt Nam

Chế độ cảnh vệ đối với khách quốc tế khi đến thăm, làm việc tại Việt Nam (Hình từ Internet)

Ngày 28/6/2024, Quốc hội đã thông qua Luật Cảnh vệ sửa đổi 2024.

1. Chế độ cảnh vệ đối với khách quốc tế khi đến thăm, làm việc tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 12 Luật Cảnh vệ 2017 (sửa đổi khoản 6 Điều 1 Luật Cảnh vệ sửa đổi 2024) thì chế độ cảnh vệ đối với khách quốc tế khi đến thăm, làm việc tại Việt Nam như sau:

- Đối với người đứng đầu Nhà nước, Chính phủ các nước khi đến thăm, làm việc tại Việt Nam được hưởng chế độ cảnh vệ theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật Cảnh vệ 2017 (sửa đổi khoản 4 Điều 1 Luật Cảnh vệ sửa đổi 2024) và được bố trí phương tiện hộ tống theo nghi lễ đối ngoại của Nhà nước.

Đối với người đứng đầu cơ quan lập pháp các nước khi đến thăm, làm việc tại Việt Nam được hưởng chế độ cảnh vệ theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật Cảnh vệ 2017 (sửa đổi khoản 4 Điều 1 Luật Cảnh vệ sửa đổi 2024) trên nguyên tắc đối đẳng, có đi có lại, yêu cầu đối ngoại và được bố trí phương tiện hộ tống theo nghi lễ đối ngoại của Nhà nước.

- Đối với cấp phó của người đứng đầu Nhà nước, Chính phủ các nước khi đến thăm, làm việc tại Việt Nam được hưởng chế độ cảnh vệ theo quy định tại khoản 4 Điều 11 Luật Cảnh vệ 2017 (sửa đổi khoản 4 Điều 1 Luật Cảnh vệ sửa đổi 2024).

Đối với cấp phó của người đứng đầu cơ quan lập pháp các nước khi đến thăm, làm việc tại Việt Nam được hưởng chế độ cảnh vệ theo quy định tại khoản 4 Điều 11 Luật Cảnh vệ 2017 (sửa đổi khoản 4 Điều 1 Luật Cảnh vệ sửa đổi 2024) trên nguyên tắc đối đẳng, có đi có lại, yêu cầu đối ngoại.

- Đối với khách mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc khách mời khác theo đề nghị của Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao mà không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 12 Luật Cảnh vệ 2017 (sửa đổi khoản 6 Điều 1 Luật Cảnh vệ sửa đổi 2024) khi đến thăm, làm việc tại Việt Nam thì căn cứ vào yêu cầu đối ngoại và thông lệ quốc tế, đề nghị của phía khách mời và tình hình thực tế để áp dụng một hoặc các chế độ cảnh vệ theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật Cảnh vệ 2017 (sửa đổi khoản 4 Điều 1 Luật Cảnh vệ sửa đổi 2024).

2. Biện pháp cảnh vệ đối với khách quốc tế khi đến thăm, làm việc tại Việt Nam

Biện pháp cảnh vệ đối với khách quốc tế khi đến thăm, làm việc tại Việt Nam được quy định cụ thể tại Điều 12a Luật Cảnh vệ 2017 (sửa đổi khoản 7 Điều 1 Luật Cảnh vệ sửa đổi 2024) như sau:

 Đối với người đứng đầu Nhà nước, Chính phủ các nước khi đến thăm, làm việc tại Việt Nam áp dụng biện pháp cảnh vệ theo quy định tại khoản 1 Điều 11a Luật Cảnh vệ 2017 (sửa đổi khoản 5 Điều 1 Luật Cảnh vệ sửa đổi 2024).

Đối với người đứng đầu cơ quan lập pháp các nước khi đến thăm, làm việc tại Việt Nam áp dụng biện pháp cảnh vệ theo quy định tại khoản 1 Điều 11a Luật Cảnh vệ 2017 (sửa đổi khoản 5 Điều 1 Luật Cảnh vệ sửa đổi 2024) trên nguyên tắc đối đẳng, có đi có lại, yêu cầu đối ngoại.

- Đối với cấp phó của người đứng đầu Nhà nước, Chính phủ các nước khi đến thăm, làm việc tại Việt Nam áp dụng biện pháp cảnh vệ theo quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 4 Điều 11a Luật Cảnh vệ 2017 (sửa đổi khoản 5 Điều 1 Luật Cảnh vệ sửa đổi 2024).

Đối với cấp phó của người đứng đầu cơ quan lập pháp các nước khi đến thăm, làm việc tại Việt Nam áp dụng biện pháp cảnh vệ theo quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 4 Điều 11a Luật Cảnh vệ 2017 (sửa đổi khoản 5 Điều 1 Luật Cảnh vệ sửa đổi 2024) trên nguyên tắc đối đẳng, có đi có lại, yêu cầu đối ngoại.

- Đối với khách mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc khách mời khác theo đề nghị của Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao mà không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 12a Luật Cảnh vệ 2017 (sửa đổi khoản 7 Điều 1 Luật Cảnh vệ sửa đổi 2024) khi đến thăm, làm việc tại Việt Nam thì căn cứ vào yêu cầu đối ngoại và thông lệ quốc tế, đề nghị của phía khách mời và tình hình thực tế để áp dụng một hoặc các biện pháp cảnh vệ theo quy định tại khoản 1 Điều 11a Luật Cảnh vệ 2017 (sửa đổi khoản 5 Điều 1 Luật Cảnh vệ sửa đổi 2024).

Xem thêm Luật Cảnh vệ sửa đổi 2024 có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.

Võ Tấn Đại

Chia sẻ bài viết lên facebook 446

Các tin khác
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079