Câu hỏi kèm đáp án đợt 2 Hội thi Tự hào sử Việt năm 2024

24/10/2024 09:57 AM

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp nội dung câu hỏi kèm đáp án đợt 2 Hội thi Tự hào sử Việt năm 2024

Câu hỏi kèm đáp án đợt 2 Hội thi Tự hào sử Việt năm 2024

Câu hỏi kèm đáp án đợt 2 Hội thi Tự hào sử Việt năm 2024 (Hình từ internet)

Câu hỏi kèm đáp án đợt 2 Hội thi Tự hào sử Việt năm 2024

Đợt 2 Hội thi Tự hào sử Việt bắt đầu từ ngày 24/10/2024 đến ngày 30/10/2024. Dưới đây là câu hỏi kèm đáp án tham khảo đợt 2 Hội thi Tự hào sử Việt năm 2024:

Câu hỏi 1: Để chuẩn bị cho hoạt động vũ trang, Đội vũ trang quyết tử học sinh, sinh viên Sài Gòn - Gia Định được thành lập vào thời gian nào?

A. Ngày 26/3/1961

B. Ngày 26/3/1955

C. Ngày 26/3/1960

D. Ngày 26/3/1959

Câu hỏi 2: Cuộc họp bầu Ban Chấp hành Tổng đoàn học sinh, tổ chức công khai của học sinh Sài Gòn – Gia Định đã được diễn ra tại đâu?

A. Trường Kỹ thuật Cao Thắng

B. Trường Trần Văn Lang

C. Số 4 Duy Tân

D. Trường Pétrus Ký

Câu hỏi 3: Trước thế giặc mạnh vua Trần Thái Tông và quần thần phải rút lui xuống phía Nam. Trong đó có người khuyên vua nên cầu viện nước Tống thì có một vị đại thần khảng khái nói: "Đầu tôi chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo". Nhân vật lịch sử đó là ai?

A. Thái sư Trần Thủ Độ

B. Thượng tướng Trần Quang Khải

C. Quốc công Tiết chế Trần Hưng Đạo

D. Linh Từ Quốc Mẫu

Câu hỏi 4: Từ năm nào Ban bí thư Trung ương Đảng chọn tháng Ba hằng năm làm “Tháng thanh niên“?

A. 2003

B. 2002

C. 2001

D. 2004

Câu hỏi 5: Ở thành phố Thủ Đức có cù lao nào sau đây?

A. Cù lao Long Phước

B. Cù lao Bà Tàng

C. Cù lao Phố

D. Cù lao Cầu Kiệu

Câu hỏi 6: Ngày 18/02/1979, tại Thủ đô Phnôm Pênh, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Văn Đồng và Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Cách mạng Campuchia Heng Samri đã ký văn bản nào?

A. Hiệp ước hòa bình, hữu nghị và hợp tác

B. Hiệp ước hòa bình

C. Hiệp ước hữu nghị và hợp tác

D. Hiệp ước Phnôm Pênh

Câu hỏi 7: Đâu không phải là kênh, rạch đã từng tồn tại ở Sài Gòn - Gia Định - Chợ Lớn?

A. Rạch Cầu Sấu

B. Kênh Chợ Vải

C. Kênh Cây Đa

D. Rạch Cây Cám

Câu hỏi 8: Hội Nhi đồng Cứu quốc (nay là Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh) được thành lập ở đâu

A. Thôn Nà Mạ

B. Thôn Mạn Khao

C. Thôn Nà Mạn

D. Thôn Mạ Khao

Câu hỏi 9: Chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam được thành lập khi nào?

A. Tháng 5/1929

B. Tháng 4/1929

C. Đầu tháng 3/1929

D. Cuối tháng 3/1929

Câu hỏi 10: Tổ chức Thanh niên tiền phong chính thức ra đời một cách công khai trước nhân dân Sài Gòn – Nam Bộ vào thời gian nào?

A. 23/8/1945

B. 28/5/1945

C. 01/6/1945

D. 23/11/1940

Câu hỏi 11: Tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ I, đồng chí được bầu làm Bí thư thứ 1 là ai?

A. Vũ Mão

B. Vũ Trọng Kim

C. Nguyễn Lam

D. Vũ Quang

Câu hỏi 12: Bác Hồ khi còn nhỏ, theo học lớp chữ Hán đầu tiên vào năm 1898. Người thầy dạy đầu tiên của Bác Hồ là:

A. Cụ Nguyễn Sinh Sắc

B. Cụ Phan Chu Trinh

C. Cụ Vưng Thúc Quý

D. Cụ Phan Bội Châu

Câu hỏi 13: Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ II đã chủ trương xây dựng những nơi nào để tạo điều kiện cho thanh niên trở thành người làm chủ công trình từ khi khởi công đến lúc hoàn thành?

A. khu chung cư

B. công trường, nông trường của thanh niên

C. doanh nghiệp

D. thiết chế văn hóa

Câu hỏi 14: Trung ương Liên đoàn Thanh niên Việt Nam và Ban vận động Mặt trận Thanh niên toàn quốc triệu tập Đại hội tại Nhà hát lớn Hà Nội để thống nhất các tổ chức thanh niên Việt Nam và lấy tên là Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam trong khoảng thời gian nào?

A. Từ ngày 05 - 15/10/1958

B. Từ ngày 05 - 15/10/1956

C. Từ ngày 08 - 15/10/1958

D. Từ ngày 08 - 15/10/1956

Câu hỏi 15: Doanh nghiệp trực thuộc Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh hoạt động chính trong dịch vụ in sách, báo, tạp chí, catalogues, tờ gấp, tờ rơi, kỷ yếu, bản tin, giấy khen, bằng khen, văn hóa phẩm, giấy tờ quản lý kinh tế - văn hóa xã hội, bao bì, tem nhãn hàng?

A. Nhà In Báo Tuổi Trẻ

B. Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Trẻ

C. Công ty Cổ phần Xây dựng Thanh niên

D. Công ty TNHH MTV Lê Quang Lộc

Câu hỏi 16: Tháng 4/1965, Khu ủy Sài Gòn - Gia Ðịnh họp quán triệt Nghị quyết Trung ương lần thứ 11 và triển khai nhiệm vụ theo “Kế hoạch X” (kế hoạch mùa khô 1964 - 1965) tại địa điểm nào?

A. Củ Chi

B. Suối Dây (Tây Ninh)

C. Núi Bà Đen (Tây Ninh)

D. Bến Cát (Bình Dương)

Câu hỏi 17: “Chủ nghĩa yêu nước” của người Việt Nam là sản phẩm của văn hóa:

A. Gia đình

B. Đô thị

C. Làng xã

D. Nhà nước - dân tộc

Câu hỏi 18: Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, mô hình chính trị và cơ chế vận hành tổng quát của hệ thống chính trị nước ta là gì?

A. Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và Nhân dân làm chủ

B. Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội

C. Dân chủ

D. Tam quyền phân lập

Câu hỏi 19: Tháng 7/1945, nhà hoạt động cách mạng nào đã,vượt qua bao vòng vây nguy hiểm đã về đến Sài Gòn, mang theo Nghị quyết của Hội nghị Toàn quốc của Ðảng do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chỉ đạo?

A. Lý Chính Thắng

B. Ngô Gia Tự

C. Lê Duẩn

D. Hoàng Quốc Việt

Câu hỏi 20: "Thú chơi sách", "Sài Gòn năm xưa", "Sài Gòn tạp pín lù" (tức Sài Gòn năm xưa II, III) là những tác phẩm của nhà văn nào?

A. Bùi Giang

B. Sơn Nam

C. Hồ Biểu Chánh

D. Vương Hồng Sển

Cách đăng ký và dự thi Hội thi Tự hào sử Việt năm 2024

- Bước 1: Đăng nhập hội thi Tự hào sử Việt 2024

Vào trang Hội thi Tự Hào Sử Việt, bạn sẽ nhìn thấy Banner của Ban tổ chức, thời gian thi, thông báo, thể lệ, tài liệu đề ôn thi và nút "Vào thi" như hình bên dưới, bấm vào nút "Vào thi" để truy cập thông tin đăng nhập.

* Lưu ý: Đọc kỹ thể lệ trước khi nhấn nút bắt đầu "Vào thi"

- Bước 2: Tham gia dự thi

Đăng nhập trên trang web Hội thi Tự Hào Sử Việt qua tài khoản của Báo Tuổi Trẻ hoặc Facebook và Gmail.

- Bước 3: Điền thông tin cá nhân

Sau khi khai báo thông tin, chọn “Cập nhật” để bắt đầu làm bài thi.

- Bước 4: Đăng ký tài khoản Báo Tuổi Trẻ

Ở bước 2 nếu bạn chưa có tài khoản trên Báo Tuổi Trẻ, hãy thực hiện các bước sau để đăng ký tài khoản:

+ Truy cập vào mục "Tạo tài khoản"

+ Nhập thông tin

++ Điền thông tin bao gồm email và mật khẩu.

++ Đảm bảo rằng bạn sử dụng email đang hoạt động.

+ Xác minh tài khoản

++ Một email xác thực sẽ được gửi đến bạn.

++ Để xác nhận tài khoản, bạn vui lòng click vào "Xác nhận email" hoặc đường link.

+ Hoàn tất đăng ký

++ Sau khi xác minh, tài khoản của bạn sẽ được kích hoạt.

++ Giờ đây, bạn có thể sử dụng tài khoản này để đăng nhập vào trang Hội thi "Tự Hào Sử Việt" và tham gia thi.

Cách xếp hạng di tích lịch sử năm 2024

(1) Di tích lịch sử cấp tỉnh

- Công trình xây dựng, địa điểm ghi dấu sự kiện, mốc lịch sử quan trọng của địa phương hoặc gắn với nhân vật có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của địa phương trong các thời kỳ lịch sử;

- Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị trong phạm vi địa phương;

- Địa điểm khảo cổ có giá trị trong phạm vi địa phương;

- Cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc, nghệ thuật có giá trị trong phạm vi địa phương.

(2) Di tích lịch sử cấp quốc gia

- Công trình xây dựng, địa điểm ghi dấu sự kiện, mốc lịch sử quan trọng của dân tộc hoặc gắn với anh hùng dân tộc, danh nhân, nhà hoạt động chính trị, văn hóa, nghệ thuật, khoa học nổi tiếng có ảnh hưởng quan trọng đối với tiến trình lịch sử của dân tộc;

- Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị tiêu biểu trong các giai đoạn phát triển kiến trúc, nghệ thuật Việt Nam;

- Địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật đánh dấu các giai đoạn phát triển của văn hóa khảo cổ;

- Cảnh quan thiên nhiên đẹp hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc, nghệ thuật hoặc khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học, hệ sinh thái đặc thù.

(3) Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt

- Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện đánh dấu bước chuyển biến đặc biệt quan trọng của lịch sử dân tộc hoặc gắn với anh hùng dân tộc, danh nhân tiêu biểu có ảnh hưởng to lớn đối với tiến trình lịch sử của dân tộc;

- Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị đặc biệt đánh dấu các giai đoạn phát triển kiến trúc, nghệ thuật Việt Nam;

- Địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật đánh dấu các giai đoạn phát triển văn hóa khảo cổ quan trọng của Việt Nam và thế giới;

- Cảnh quan thiên nhiên nổi tiếng hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc, nghệ thuật có giá trị đặc biệt của quốc gia hoặc khu vực thiên nhiên có giá trị về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học và hệ sinh thái đặc thù nổi tiếng của Việt Nam và thế giới.

(Điều 29 Luật Di sản văn hóa 2001 (sửa đổi, bổ sung 2009))

 

Chia sẻ bài viết lên facebook 40,047

Các tin khác
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079