Các điểm mới về hình thức hành nghề của công chứng viên từ 01/7/2025

14/12/2024 12:00 PM

Sau đây là các điểm mới về hình thức hành nghề của công chứng viên từ 01/7/2025 được quy định trong Luật Công chứng 2024.

Các điểm mới về hình thức hành nghề của công chứng viên từ 01/7/2025

Các điểm mới về hình thức hành nghề của công chứng viên từ 01/7/2025 (Hình từ Internet)

Luật Công chứng 2024 đã được Quốc hội thông qua vào ngày 26/11/2024.

Các điểm mới về hình thức hành nghề của công chứng viên từ 01/7/2025

Theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật Công chứng 2024 thì các hình thức hành nghề của công chứng viên bao gồm:

- Công chứng viên là viên chức của Phòng công chứng;

- Công chứng viên là thành viên hợp danh của Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo loại hình công ty hợp danh hoặc công chứng viên là Trưởng Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân;

- Công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng lao động tại Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng.

Ngoài ra: 

Việc tuyển dụng, quản lý, sử dụng công chứng viên quy định tại điểm a khoản 1 Điều 37 Luật Công chứng 2024 được thực hiện theo quy định của Luật Công chứng 2024 và pháp luật về viên chức.

Việc hành nghề của công chứng viên quy định tại điểm b khoản 1 Điều 37 Luật Công chứng 2024 được thực hiện theo quy định của Luật Công chứng 2024 và pháp luật về doanh nghiệp.

Việc ký và thực hiện hợp đồng lao động với công chứng viên quy định tại điểm c khoản 1 Điều 37 Luật Công chứng 2024 được thực hiện theo quy định của Luật Công chứng 2024, pháp luật về lao động và pháp luật về đơn vị sự nghiệp công lập. (Theo khoản 2 Điều 37 Luật Công chứng 2024)

Còn theo quy định hiện hành thì hình thức hành nghề của công chứng viên được quy định tại Điều 34 Luật Công chứng 2014 như sau:

Điều 34. Hình thức hành nghề của công chứng viên

- Các hình thức hành nghề của công chứng viên bao gồm:

+ Công chứng viên của các Phòng công chứng;

+ Công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng;

+ Công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng lao động tại Văn phòng công chứng.

- Việc tuyển dụng, quản lý, sử dụng công chứng viên quy định tại điểm a khoản 1 Điều 34 Luật Công chứng 2014 được thực hiện theo quy định của pháp luật về viên chức.

Việc ký và thực hiện hợp đồng lao động với công chứng viên quy định tại điểm c khoản 1 Điều 34 Luật Công chứng 2014 được thực hiện theo quy định của Luật Công chứng 2014 và pháp luật về lao động.

Lưu ý: Phần nội dung được bôi đen và in nghiêng là phần nội dung được sửa đổi bổ sung so với quy định hiện hành.

Quy định mới về tiêu chuẩn bổ nhiệm công chứng viên từ 01/7/2025

Người có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét bổ nhiệm công chứng viên:

- Là công dân Việt Nam không quá 70 tuổi;

- Thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp 2013 và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng;

- Có bằng cử nhân luật hoặc thạc sĩ luật hoặc tiến sĩ luật;

- Có thời gian công tác pháp luật từ đủ 03 năm trở lên tại cơ quan, tổ chức sau khi có bằng cử nhân luật hoặc thạc sĩ luật hoặc tiến sĩ luật;

- Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng;

- Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng.

(Theo Điều 10 Luật Công chứng 2024)

Xem thêm Luật Công chứng 2024 có hiệu lực từ ngày 01/7/2025.

Luật Công chứng 2014 hết hiệu lực kể từ ngày Luật Công chứng 2024 có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3, 6, 7, 9, 11, 12 và 14 Điều 76 Luật Công chứng 2024.

Chia sẻ bài viết lên facebook 113

Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079