Một số điểm mới trong dự thảo Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi) (Hình ảnh từ Internet)
Bộ Tư pháp đang lấy ý kiến dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.
![]() |
dự thảo Luật |
Cụ thể, dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi, bổ sung một số quy định mới tại Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012. Cụ thể:
![]() |
Bảng so sánh |
Đơn cử, tại khoản 9 Điều 1 dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi Điều 59 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 như sau:
- Khi xem xét ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trong trường hợp cần thiết người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính hoặc người có thẩm quyền xử phạt đối với vụ việc có trách nhiệm xác minh các tình tiết sau đây:
+ Có hay không có vi phạm hành chính;
+ Cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính, lỗi, nhân thân của cá nhân vi phạm hành chính;
+ Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ;
+ Tính chất, mức độ thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra;
+ Trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 65 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012;
+ Tình tiết khác có ý nghĩa đối với việc xem xét, quyết định xử phạt.
- Người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 59 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 tự mình hoặc tổ chức, phân công người thực hiện xác minh. Trường hợp phân công người khác thực hiện xác minh, người có thẩm quyền vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả xác minh.
Người được phân công trực tiếp thực hiện xác minh có trách nhiệm thực hiện đầy đủ, trung thực, khách quan việc xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm; chịu trách nhiệm trước pháp luật và người giao nhiệm vụ về tính chính xác, khách quan của kết quả xác minh.
- Khi thực hiện xác minh, người thực hiện xác minh có thể yêu cầu giám định, kiểm định, kiểm nghiệm, xét nghiệm để phục vụ cho việc xác minh.
- Việc xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm phải được thể hiện bằng văn bản.
Tại Điều 59 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về việc xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính - Khi xem xét ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trong trường hợp cần thiết người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm xác minh các tình tiết sau đây: + Có hay không có vi phạm hành chính; + Cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính, lỗi, nhân thân của cá nhân vi phạm hành chính; + Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ; + Tính chất, mức độ thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra; + Trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 65 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012; + Tình tiết khác có ý nghĩa đối với việc xem xét, quyết định xử phạt. Trong quá trình xem xét, ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt có thể trưng cầu giám định. Việc trưng cầu giám định được thực hiện theo quy định của pháp luật về giám định. - Việc xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính phải được thể hiện bằng văn bản. |
Như vậy, theo dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính đã sửa đổi, bổ sung khoản 1 và khoản 2 Điều 59 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 theo hướng mở rộng thẩm quyền xác minh. Theo đó, việc xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính không chỉ được thực hiện bởi người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính mà còn được thực hiện bởi người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính. Đồng thời, quy định cơ chế phân công thực hiện xác minh tình tiết vụ việc, người trực tiếp thực hiện việc xác minh phải chịu trách nhiệm về tỉnh chính xác và khách quan của kết quả xác minh.
Xem thêm dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.