Tại Quyết định 759/QĐ-TTg ngày 14/14/2025, căn cứ theo Nghị quyết 60-NQ/TW ngày 12/4/2025 của Hội nghị lần thứ 11 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII. Thủ tướng phê duyệt phương án sắp xếp cụ thể đối với 52 đơn vị hành chính cấp tỉnh theo Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Ngoài ra, để kịp tiến độ đề ra thì ngày 14/04/2025, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã thông qua Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính năm 2025.
Trong đó, khoản 7 Điều 8 Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15 đã quy định rõ hồ sơ đề án sáp nhập tỉnh, thành phải được trình Quốc hội xem xét, thông qua trước ngày 30/6/2025 để bảo đảm có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025.
Theo quy định trên thì đề án sáp nhập tỉnh thành trên cả nước sẽ có hiệu lực thi hành từ 01/07/2025. Như vậy thì dự kiến kể từ thời điểm này, Việt Nam chính thức chỉ còn 34 tỉnh thành trên cả nước, thay vì là 63 tỉnh thành như hiện nay.
Sau đây là danh sách 34 tỉnh thành của Việt Nam từ ngày 01/07/2025 được dự kiến theo Nghị quyết 60-NQ/TW ngày 12/04/2025 và Tại Quyết định 759/QĐ-TTg ngày 14/14/2025:
TT |
Tên tỉnh, thành mới (Tỉnh, thành được hợp nhất) |
Diện tích (Km2) |
Dân số (người) |
Quy mô kinh tế (*) (tỷ đồng) |
THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG |
||||
1 |
TP. Hồ Chí Minh (Bình Dương + TPHCM + Bà Rịa - Vũng Tàu) |
6.772,6 |
13.608.800 |
2.715.782 |
2 |
TP. Hà Nội |
3.359,84 |
8.435.650 |
1.425.521 |
3 |
TP. Hải Phòng (Hải Dương + TP. Hải Phòng) |
3.194,7 |
4.102.700 |
658.381 |
4 |
TP. Cần Thơ (Sóc Trăng + Hậu Giang + TP. Cần Thơ) |
6.360,8 |
3.207.000 |
281.675 |
5 |
TP. Đà Nẵng (Quảng Nam + TP. Đà Nẵng) |
11.859,6 |
2.819.900 |
279.926 |
6 |
TP. Huế |
4.947,11 |
1.160.220 |
80.967 |
TỈNH |
||||
7 |
Tuyên Quang (Hà Giang + Tuyên Quang) |
13.795,6 |
1.731.600 |
86.247 |
8 |
Lào Cai (Lào Cai + Yên Bái) |
13.257 |
1.656.500 |
125.886 |
9 |
Lai Châu |
9.068,73 |
482.100 |
31.025 |
10 |
Điện Biên |
9.539,93 |
633.980 |
31.663 |
11 |
Lạng Sơn |
8.310,18 |
802.090 |
49.736 |
12 |
Cao Bằng |
6.700,39 |
543.050 |
25.204 |
13 |
Sơn La |
14.109,83 |
1.300.130 |
76.626 |
14 |
Thái Nguyên (Bắc Kạn + Thái Nguyên) |
8.375,3 |
1.694.500 |
185.614 |
15 |
Phú Thọ (Hòa Bình + Vĩnh Phúc + Phú Thọ) |
9.361,4 |
3.663.600 |
354.580 |
16 |
Quảng Ninh |
6.207,93 |
1.362.88 |
347.534 |
17 |
Bắc Ninh (Bắc Giang + Bắc Ninh) |
4.718,6 |
3.509.100 |
439.776 |
18 |
Hưng Yên (Thái Bình + Hưng Yên) |
2.514,8 |
3.208.400 |
292.603 |
19 |
Ninh Bình (Hà Nam + Ninh Bình + Nam Định) |
3.942,6 |
3.818.700 |
310.282 |
20 |
Thanh Hóa |
11.114,71 |
3.722.060 |
316.995 |
21 |
Nghệ An |
16.486,49 |
3.416.900 |
216.994 |
22 |
Hà Tĩnh |
5.994,45 |
1.317,20 |
112.855 |
23 |
Quảng Trị (Quảng Bình + Quảng Trị) |
12.700 |
1.584.000 |
113.687 |
24 |
Quảng Ngãi (Quảng Ngãi + Kon Tum) |
14.832,6 |
1.861.700 |
173.527 |
25 |
Gia Lai (Gia Lai + Bình Định) |
21.576,5 |
3.153.300 |
242.008 |
26 |
Khánh Hoà (Khánh Hòa + Ninh Thuận) |
8555,9 |
1.882.000 |
188.921 |
27 |
Lâm Đồng (Đắk Nông + Lâm Đồng + Bình Thuận) |
24.233,1 |
3.324.400 |
319.887 |
28 |
Đắk Lắk (Phú Yên + Đắk Lắk) |
18.096,4 |
2.831.300 |
203.923 |
29 |
Đồng Nai (Bình Phước + Đồng Nai) |
12.737,2 |
4.427.700 |
609.176 |
30 |
Tây Ninh (Long An + Tây Ninh) |
8.536,5 |
2.959.000 |
312.466 |
31 |
Vĩnh Long (Bến Tre + Vĩnh Long + Trà Vinh) |
6.296,2 |
3.367.400 |
254.480 |
32 |
Đồng Tháp (Tiền Giang + Đồng Tháp) |
5.938,7 |
3.397.200 |
260.036 |
33 |
Cà Mau (Bạc Liêu + Cà Mau) |
7.942,4 |
2.140.600 |
153.160 |
34 |
An Giang (Kiên Giang + An Giang) |
9.888,9 |
3.679.200 |
271.346 |
(*) Quy mô kinh tế các địa phương dựa trên tổng GRDP năm 2024 từ Chi cục Thống kê cấp tỉnh, UBND các tỉnh, thành phố.
Danh sách 34 tỉnh thành của Việt Nam từ ngày 01/07/2025 (dự kiến)
(1) Ngân sách nhà nước bố trí kinh phí thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành để thực hiện xây dựng đề án sắp xếp đơn vị hành chính; tổ chức tuyên truyền, vận động; tổ chức lấy ý kiến Nhân dân; giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động chịu tác động do sắp xếp đơn vị hành chính và các nhiệm vụ cần thiết khác do sắp xếp đơn vị hành chính.
(2) Kinh phí thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính do ngân sách địa phương bảo đảm. Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được sử dụng kinh phí thường xuyên trong nguồn ngân sách nhà nước đã được giao trong thời kỳ ổn định ngân sách để chi các nhiệm vụ quy định tại (1).
Ngân sách trung ương hỗ trợ một lần cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nhận bổ sung cân đối ngân sách với định mức 100 tỷ đồng cho mỗi đơn vị hành chính cấp tỉnh giảm và 500 triệu đồng cho mỗi đơn vị hành chính cấp xã giảm từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2025 theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
(3) Căn cứ khả năng cân đối của ngân sách địa phương và nguồn hỗ trợ của ngân sách trung ương quy định tại (2), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cụ thể các nhiệm vụ chi tổ chức thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính theo quy định tại (1) và quyết định mức hỗ trợ cụ thể đối với từng đơn vị hành chính cấp xã thực hiện sắp xếp, báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp tại kỳ họp gần nhất.
(4) Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến việc sắp xếp đơn vị hành chính của các cơ quan trung ương do ngân sách trung ương bảo đảm theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
(Điều 15 Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15)
-Việc bố trí, sử dụng trụ sở, xử lý tài chính, tài sản công sau sắp xếp đơn vị hành chính thực hiện theo quy định của Chính phủ về sắp xếp lại, xử lý tài chính, tài sản công và hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền; bảo đảm thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
- Chính quyền địa phương cấp tỉnh nơi dự kiến bố trí trung tâm chính trị - hành chính của đơn vị hành chính cấp tỉnh dự kiến hình thành sau sắp xếp có trách nhiệm chủ động cân đối, bố trí ngân sách để đầu tư sửa chữa, cải tạo, nâng cấp các trụ sở làm việc được tiếp tục sử dụng phục vụ hoạt động của đơn vị hành chính sau sắp xếp; quan tâm bố trí nhà ở công vụ, phương tiện phục vụ công tác và nhu cầu đi lại cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của các đơn vị hành chính thực hiện sắp xếp để ổn định điều kiện làm việc tại đơn vị hành chính sau sắp xếp;
Hướng dẫn, tạo điều kiện để chính quyền địa phương cấp xã sau sắp xếp cân đối ngân sách để đầu tư sửa chữa, cải tạo, nâng cấp trụ sở làm việc, bảo đảm điều kiện làm việc của các cơ quan, tổ chức, đơn vị tại đơn vị hành chính cấp xã.
(Điều 12 Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15)