Chi tiết lịch chiêm bái xá lợi Phật tại chùa Thanh tâm? Tổng hợp địa điểm chiêm bái xá lợi Phật tại Việt Nam

03/05/2025 16:50 PM

Nội dung bài viết cập nhật chi tiết lịch chiêm bái xá lợi Phật tại chùa Thanh Tâm? Tổng hợp địa điểm chiêm bái xá lợi Phật tại Việt Nam.

Chi tiết lịch chiêm bái xá lợi Phật tại chùa Thanh tâm? Tổng hợp địa điểm chiêm bái xá lợi Phật tại Việt Nam (Hình ảnh từ Internet)

Chi tiết lịch chiêm bái xá lợi Phật tại chùa Thanh Tâm? Tổng hợp địa điểm chiêm bái xá lợi Phật tại Việt Nam (Hình ảnh từ Internet)

Xá lợi Phật là gì?

Xá lợi là những hạt tinh thể cứng rắn, có nhiều màu sắc thường được phát hiện trong tro cốt của một nhà sư tu hành sau khi làm lễ trà tỳ. Vị sư có công hạnh thiền định, đắc đạo khi hỏa táng có thể còn lại xá lợi.

Xá lợi là tinh thể được kết lại từ xương, răng... trong hài cốt của các bậc tu hành khi các vị viên tịch, sau khi thiêu, phần nào đó trong cơ thể còn lại.

Trong phật giáo, xá lợi là kết tinh của đời sống thanh tịnh giới luật. Xá lợi được xem là bảo vật, được tôn thờ như pháp bảo.

* Lưu ý: Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo

Chi tiết lịch chiêm bái xá lợi Phật tại chùa Thanh Tâm? Tổng hợp địa điểm chiêm bái xá lợi Phật tại Việt Nam

Sau đây là lịch chi tiết chiêm bái xá lợi Phật tại chùa Thanh Tâm như sau:

- Sau khi nghi thức chuyển giao cho phía Việt Nam, xá lợi Đức Phật được rước về Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM - Cơ sở II, là địa điểm diễn ra Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc 2025.

- Sau đó, xá lợi Đức Phật được cung thỉnh sang điểm tôn trí tại chùa Thanh Tâm (chùa Phật Cô Đơn).

- Tăng ni, phật tử, người dân có thể bắt đầu chiêm bái xá lợi Đức Phật tại chùa Thanh Tâm (xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP.HCM) từ ngày 3/5 đến trưa ngày 8/5.

- Sau thời gian tôn trí tại chùa Thanh Tâm, xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni sẽ được tôn trí tại núi Bà Đen (tỉnh Tây Ninh) từ ngày 8/5 đến 13/5.

- Sau đó sẽ được tôn trí tại chùa Quán Sứ (Hà Nội) từ ngày 13/5 đến 16/5 và tại chùa Tam Chúc (Hà Nam) từ ngày 17/5 đến 21/5. Sau đó xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni được đưa trở về lại Ấn Độ.

Theo đó, Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được tôn trí gần 20 ngày ở Việt Nam (từ ngày 3/5 – 21/5/2025) dịp Đại lễ Phật đản Vesak.

Như vậy, thời gian chiêm bái xá lợi Đức Phật là từ ngày 3/5 đến trưa ngày 8/5/2025 tại chùa Thanh Tâm (xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP.HCM) trong khung giờ từ 6h đến 11h30 sáng và 13h30 đến 21h chiều.

* Lưu ý: Người dân chiêm bái xá lợi Đức Phật không cần phải đăng ký trước, mà tập trung ở nhà chờ để được hướng dẫn.

Thời gian, địa điểm chiêm bái xá lợi Đức Phật
Chùa Thanh Tâm (xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP.HCM) Từ ngày 3/5 đến trưa ngày 8/5/2025
Núi Bà Đen (tỉnh Tây Ninh) Từ ngày 8/5 đến 13/5/2025
Chùa Quán Sứ (Hà Nội) Từ ngày 13/5 đến 16/5/2025
Chùa Tam Chúc (Hà Nam) Từ ngày 17/5 đến 21/5/2025

Như vậy, từ ngày 03/5/2025, người dân có thể chiêm bái Xá lợi Đức Phật tại Chùa Thanh Tâm (huyện Bình Chánh, TPHCM). Ban tổ chức không nhận chi phí, vòng hoa, lễ phẩm cúng dường.

Nguyên tắc tổ chức lễ Phật Đản như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 110/2018/NĐ-CP quy định như sau:

- Việc tổ chức lễ hội nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tôn vinh công lao các bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, những người có nhiều đóng góp trong quá trình hình thành, phát triển đất nước; tuyên truyền giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích, truyền thống tốt đẹp của lễ hội.

- Lễ hội phải được tổ chức trang trọng, thiết thực, hiệu quả; phù hợp với quy mô, nội dung của lễ hội; tổ chức lễ hội truyền thống theo đúng bản chất, ý nghĩa lịch sử văn hóa; giảm tần suất, thời gian tổ chức lễ hội văn hóa.

- Nghi lễ của lễ hội phải trang nghiêm, bảo đảm truyền thống; không thực hiện nghi lễ có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam.

- Giáo dục, định hướng con người hình thành các hành vi, thái độ, nhận thức cao đẹp; loại bỏ xu hướng chạy theo lợi ích vật chất, lòng tham và các lợi ích cá nhân.

- Phải thực hiện các biện pháp bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.

- Không lợi dụng việc tổ chức lễ hội nhằm mục đích trục lợi cá nhân, phục vụ lợi ích nhóm; không ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp kinh phí tổ chức lễ hội.

- Hạn chế sử dụng ngân sách nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn lực trong việc tổ chức lễ hội; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Theo đó, tại Điều 10 Luật Tổ chức tín ngưỡng 2016 quy định như sau:

- Hoạt động tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng phải bảo đảm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

- Việc tổ chức hoạt động tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng phải bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tiết kiệm, bảo vệ môi trường.

Chia sẻ bài viết lên facebook 14

Các tin khác
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079