Bộ đề 300 câu hỏi dùng cho sát hạch lái xe mô tô hạng B1 (Hình từ internet)
![]() |
Công văn 2262/CSGT-P5 |
Cục CSGT ban hành Công văn 2262/CSGT-P5 ngày 07/5/2025 về việc sử dụng bộ 600 câu hỏi dùng để sát hạch lái xe cơ giới đường bộ.
Trong đó, đối tượng áp dụng bộ 600 câu hỏi theo hạng Giấy phép lái xe sát hạch cấp, Giấy phép lái xe hạng B1 gồm 300 câu được chọn lọc từ bộ 600 câu hỏi, có 30 câu về xử lý tình huống mất an toàn giao thông nghiêm trọng (Phụ lục II Công văn 2262/CSGT-P5), bộ đề 300 câu hỏi dùng cho sát hạch lái xe mô tô hạng B1bao gồm:
Nhóm câu hỏi Quy định chung và quy tắc giao thông đường bộ (110 câu trong bộ 600 câu hỏi)
Câu 1. Phần của đường bộ được sử dụng cho phương tiện giao thông đường bộ đi lại là gì?
1. Phần mặt đường và lề đường.
2. Phần đường xe chạy.
3. Phần đường xe cơ giới.
Câu 2. Làn đường là gì?
1. Là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, sử dụng cho xe chạy.
2. Là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có đủ chiều rộng cho xe chạy an toàn.
3. Là đường cho xe ô tô chạy, dừng, đỗ an toàn.
Câu 3. Khổ giới hạn của đường bộ được hiểu như thế nào là đúng?
1. Khổ giới hạn của đường bộ là khoảng trống có kích thước giới hạn về chiều rộng, chiều cao của đường bộ để các xe, bao gồm cả hàng hoá xếp trên xe đi qua được an toàn và được xác định theo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật của đường bộ.
2. Là khoảng trống có kích thước giới hạn về chiều rộng của đường, cầu, bến phà, hầm trên đường bộ để các xe kể cả hàng hóa xếp trên xe đi qua được an toàn.
3. Là khoảng trống có kích thước giới hạn về chiều cao của cầu, bến phà, hầm trên đường bộ để các xe đi qua được an toàn.
Câu 4. Dải phân cách được lắp đặt để làm gì?
1. Để phân chia các làn đường dành cho xe cơ giới và xe thô sơ trên đường cao tốc.
2. Để phân chia phần đường xe chạy thành hai chiều riêng biệt hoặc để phân chia phần đường dành cho xe cơ giới và xe thô sơ hoặc của nhiều loại xe khác nhau trên cùng một chiều đường.
3. Để phân tách phần đường xe chạy và hành lang an toàn giao thông.
Câu 5. Vạch kẻ đường là gì?
1. Là báo hiệu đường bộ để hỗ trợ cảnh báo nguy hiểm cho người tham gia giao thông đường bộ.
2. Là vạch chỉ sự phân chia làn đường, vị trí hoặc hướng đi, vị trí dừng lại.
3. Là báo hiệu cho người tham gia giao thông đường bộ về các thông tin của đường bộ.
4. Cả ba ý trên.
Câu 6. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ được hiểu như thế nào là đúng?
1. Là người điều khiển xe cơ giới, người điều khiển xe thô sơ, người điều khiển xe máy chuyên dùng.
2. Là người được giao nhiệm vụ hướng dẫn giao thông trên đường bộ.
3. Cả hai ý trên.
Câu 7. Người lái xe được hiểu như thế nào là đúng?
1. Là người điều khiển xe cơ giới.
2. Là người điều khiển xe thô sơ.
3. Là người điều khiển xe máy chuyên dùng.
Câu 8. Trong nhóm các phương tiện giao thông đường bộ dưới đây, nhóm phương tiện nào là xe cơ giới?
1. Xe ô tô; máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy; xe cơ giới dùng cho người khuyết tật và xe máy chuyên dùng; xe đạp, xe đạp máy, xe đạp điện.
2. Xe ô tô; rơ moóc được kéo bởi xe ô tô; sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô đầu kéo; xe chở người bốn bánh có gắn động cơ; xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ; xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự.
Câu 9. Trong nhóm các phương tiện giao thông đường bộ dưới đây, nhóm phương tiện nào là xe thô sơ?
1. Xe đạp, xe đạp máy, xe đạp điện; xe xích lô; xe lăn dùng cho người khuyết tật; xe vật nuôi kéo và các loại xe tương tự.
2. Xe đạp (kể cả xe đạp máy, xe đạp điện), xe gắn máy, xe cơ giới dùng cho người khuyết tật và xe máy chuyên dùng.
3. Xe ô tô, máy kéo, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo.
Câu 10. Phương tiện giao thông đường bộ gồm những loại nào?
1. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
2. Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự.
3. Cả hai ý trên.
….
Xem thêm tại
![]() |
Bộ 600 câu hỏi sát hạch |
Nhóm câu hỏi văn hóa giao thông, đạo đức người lái xe (10 câu trong bộ 600 câu hỏi)
Câu 182. Những hành vi nào sau đây thể hiện là người có văn hóa giao thông?
1. Luôn tuân thủ pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, nhường nhịn và giúp đỡ người khác.
2. Đi nhanh, vượt đèn đỏ nếu không có lực lượng Công an.
3. Bấm còi và nháy đèn liên tục để cảnh báo xe khác.
4. Tránh nhường đường để đi nhanh hơn.
Câu 185. Khái niệm về văn hóa giao thông được hiểu như thế nào là đúng?
1. Là sự hiểu biết và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về giao thông, là ý thức trách nhiệm với cộng đồng khi tham gia giao thông.
2. Là sự tôn trọng, nhường nhịn, giúp đỡ và ứng xử có văn hóa giữa những người tham gia giao thông với nhau.
3. Cả hai ý trên.
Câu 187. Người lái xe không điều khiển xe đi đúng làn đường quy định, phóng nhanh, vượt ẩu, vượt đèn đỏ, đi vào đường cấm được coi là hành vi nào trong các hành vi dưới đây?
1. Là thiếu văn hóa giao thông, vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
2. Là thiếu văn hóa giao thông.
Câu 189. Người lái xe có văn hóa giao thông khi tham gia giao thông đường bộ phải đáp ứng các điều kiện nào dưới đây?
1. Hiểu biết và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về giao thông đường bộ; có ý thức trách nhiệm với cộng đồng khi tham gia giao thông; tôn trọng, nhường nhịn, giúp đỡ và ứng xử có văn hóa với những người cùng tham gia giao thông.
2. Điều khiển xe vượt quá tốc độ, đi không đúng làn đường.
Câu 191. Người lái xe mô tô có văn hóa giao thông khi tham gia giao thông phải tuân thủ những quy định nào dưới đây?
1. Điều khiển xe đi bên phải theo chiều đi của mình; đi đúng phần đường, làn đường quy định; đội mũ bảo hiểm đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, cài quai đúng quy cách.
2. Điều khiển xe đi trên phần đường, làn đường có ít phương tiện tham gia giao thông.
3. Điều khiển xe và đội mũ bảo hiểm ở nơi có biển báo bắt buộc đội mũ bảo hiểm.
Câu 192. Trong các hành vi dưới đây, người lái xe có văn hóa giao thông phải ứng xử như thế nào?
1. Điều khiển xe đi bên phải theo chiều đi của mình; đi đúng phần đường, làn đường quy định; dừng, đỗ xe đúng nơi quy định; đã uống rượu, bia thì không lái xe.
2. Điều khiển xe đi trên phần đường, làn đường có ít phương tiện giao thông; dừng xe, đỗ xe ở nơi thuận tiện hoặc theo yêu cầu của hành khách, của người thân.
3. Dừng và đỗ xe ở nơi thuận tiện cho việc chuyên chở hành khách và giao nhận hàng hóa; sử dụng ít rượu, bia thì có thể lái xe.
Câu 193. Khi tham gia giao thông việc sử dụng còi xe nên dùng như thế nào để thể hiện là người có văn hóa giao thông?
1. Chỉ bấm còi khi thật sự cần thiết, không bấm còi liên tục hoặc kéo dài, sử dụng còi với mức âm lượng theo quy định.
2. Bấm còi liên tục để các xe khác nhường đường.
3. Bấm còi to khi đi qua khu vực đông dân cư.
4. Không cần dùng còi, tránh gây tiếng ồn là văn minh.
Câu 194. Người điều khiển phương tiện tham giao thông đường bộ gây ra tai nạn giao thông đường bộ, người liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường bộ có trách nhiệm gì dưới đây?
1. Dừng ngay phương tiện, cảnh báo nguy hiểm, giữ nguyên hiện trường, trợ giúp người bị nạn và báo tin cho cơ quan Công an, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Ở lại hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ cho đến khi người của cơ quan Công an đến, trừ trường hợp phải đi cấp cứu, đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc xét thấy bị đe dọa đến tính mạng, sức khỏe nhưng phải đến trình báo ngay cơ quan Công an, Ủy ban nhân dân nơi gần nhất.
3. Cung cấp thông tin xác định danh tính về bản thân, người liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường bộ và thông tin liên quan của vụ tai nạn giao thông đường bộ cho cơ quan có thẩm quyền.
4. Cả ba ý trên.
Câu 195. Người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai giao thông đường bộ có trách nhiệm gì dưới đây?
1. Giúp đỡ, cứu chữa kịp thời người bị nạn; báo tin ngay cho cơ quan Công an, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất; tham gia bảo vệ hiện trường; tham gia bảo vệ tài sản của người bị nạn; cung cấp thông tin liên quan về vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
2. Chụp lại hình ảnh vụ tai nạn (nếu có thiết bị ghi hình) và nhanh chóng rời khỏi hiện trường vụ tai nạn.
Câu 200. Trong đoạn đường hai chiều tại khu đông dân cư đang ùn tắc, người điều khiển xe mô tô có văn hóa giao thông sẽ lựa chọn cách xử lý tình huống nào dưới đây?
1. Cho xe lấn sang làn ngược chiều để nhanh chóng thoát khỏi nơi ùn tắc.
2. Điều khiển xe trên vỉa hè để nhanh chóng thoát khỏi nơi ùn tắc.
3. Kiên nhẫn tuân thủ hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc tín hiệu đèn giao thông, di chuyển trên đúng phần đường bên phải theo chiều đi, nhường đường cho các phương tiện đi ngược chiều.
Nhóm câu hỏi kỹ thuật lái xe và cấu tạo sửa chữa (17 câu trong bộ 600 câu hỏi)
Câu 206. Khi điều khiển xe mô tô tay ga xuống đường dốc dài, độ dốc cao, người lái xe cần thực hiện các thao tác nào dưới đây để bảo đảm an toàn?
1. Giữ tay ga ở mức độ phù hợp, sử dụng phanh trước và phanh sau để giảm tốc độ.
2. Nhả hết tay ga, tắt động cơ, sử dụng phanh trước và phanh sau để giảm tốc độ.
3. Sử dụng phanh trước để giảm tốc độ kết hợp với tắt chìa khóa điện của xe.
Câu 215. Khi điều khiển xe trên đường vòng người lái xe cần phải làm gì để bảo đảm an toàn?
1. Quan sát cẩn thận các chướng ngại vật và báo hiệu bằng coi, đèn; giảm tốc độ tới mức cần thiết, về số thấp và thực hiện quay vòng với tốc độ phù hợp với bán kính cong của đường vòng.
2. Quan sát cẩn thận các chướng ngại vật và báo hiệu bằng còi, đèn; tăng tốc để nhanh chóng qua đường vòng và giảm tốc độ sau khi qua đường vòng.
Câu 219. Khi điều khiển xe qua đường sắt, người lái xe cần phải thực hiện các thao tác nào dưới đây để bảo đảm an toàn?
1. Khi có chuông báo hoặc thanh chắn đã hạ xuống, người lái xe phải dừng xe tạm thời đúng khoảng cách an toàn, kéo phanh tay nếu đường dốc hoặc phải chờ lâu.
2. Khi không có chuông báo hoặc thanh chắn không hạ xuống, người lái xe cần phải quan sát nếu thấy đủ điều kiện an toàn thì về số thấp, tăng ga nhẹ và không thay đổi số trong quá trình vượt qua đường sắt để tránh động cơ chết máy cho xe cho vượt qua.
3. Cả hai ý trên.
Câu 232. Trong các loại nhiên liệu dưới đây, loại nhiên liệu nào giảm thiểu ô nhiễm môi trường?
1. Xăng và dầu diesel.
2. Xăng sinh học và khí sinh học.
3. Ý 1 và ý 2.
Câu 233. Các biện pháp tiết kiệm nhiên liệu khi chạy xe?
1. Bảo dưỡng xe theo định kỳ và có kế hoạch lộ trình trước khi xe chạy.
2. Kiểm tra áp suất lốp theo quy định và chạy xe với tốc độ phù hợp với tình trạng mặt đường và mật độ giao thông trên đường.
3. Cả hai ý trên.
Câu 240. Khi tầm nhìn bị hạn chế bởi sương mù hoặc mưa to, người lái xe phải thực hiện các thao tác nào để bảo đảm an toàn?
1. Tăng tốc độ, chạy gần xe trước, nhìn đèn hậu để định hướng.
2. Giảm tốc độ, chạy cách xa xe trước với khoảng cách an toàn, bật đèn sương mù và đèn chiếu gần.
3. Tăng tốc độ, bật đèn pha vượt qua xe chạy trước.
Câu 241. Khi đèn pha của xe đi ngược chiều gây chói mắt, làm giảm khả năng quan sát trên đường, người lái xe xử lý như thế nào dưới đây để bảo đảm an toàn?
1. Giảm tốc độ, giữ vững tay lái, nhìn chếch sang lề đường bên phải.
2. Bật đèn pha chiếu xa và giữ nguyên tốc độ.
3. Tăng tốc độ, bật đèn pha đối diện xe phía trước.
Câu 242. Để đạt được hiệu quả phanh cao nhất, người lái xe mô tô phải sử dụng các kỹ năng như thế nào dưới đây?
1. Sử dụng phanh trước.
2. Sử dụng phanh sau.
3. Giảm hết ga, sử dụng đồng thời cả phanh sau và phanh trước.
Câu 254. Khi đang lái xe mô tô hoặc ô tô, nếu có nhu cầu sử dụng điện thoại để nhắn tin hoặc gọi điện, người lái xe phải thực hiện như thế nào trong các tình huống nêu dưới đây?
1. Giảm tốc độ để bảo đảm an toàn với xe phía trước và sử dụng điện thoại để liên lạc.
2. Giảm tốc độ để dừng xe ở nơi cho phép sau đó sử dụng điện thoại để liên lạc.
3. Tăng tốc độ để cách xa xe phía sau và sử dụng điện thoại để liên lạc.
Câu 255. Những thói quen nào dưới đây khi điều khiển xe mô tô tay ga tham gia giao thông dễ gây tai nạn nguy hiểm?
1. Sử dụng còi.
2. Phanh đồng thời cả phanh trước và phanh sau.
3. Chỉ sử dụng phanh trước.
….
Xem thêm tại
![]() |
Bộ 600 câu hỏi sát hạch |
Nhóm câu hỏi Báo hiệu đường bộ (128 câu trong bộ 600 câu hỏi)
Câu 303. Biển nào cấm máy kéo?
1. Biển 1.
2. Biển 2 và biển 3.
3. Biển 1 và biển 3.
4. Cả ba biển.
Câu 304. Biển nào báo hiệu cấm xe mô tô ba bánh chở hàng đi qua?
1. Biển 1 và biển 2.
2. Biển 1 và biển 3.
3. Biển 2 và biển 3.
Câu 305. Biển nào dưới đây xe gắn máy được phép đi vào?
1. Biển 1.
2. Biển 2.
3. Cả hai biển.
Câu 306. Biển nào báo hiệu cấm xe mô tô đi vào?
1. Biển 1.
2. Biển 2.
3. Biển 3.
Câu 307. Khi gặp biển nào thì xe mô tô hai bánh được đi vào?
1. Không biển nào.
2. Biển 1 và biển 2.
3. Biển 2 và biển 3.
4. Cả ba biển.
Câu 313. Biển nào cấm quay đầu xe?
1. Biển 1.
2. Biển 2.
3. Không biển nào.
4. Cả hai biển.
Câu 314. Biển nào cấm xe rẽ trái?
1. Biển 1.
2. Biển 2.
3. Cả hai biển.
Câu 315. Khi gặp biển nào xe được rẽ trái?
1. Biển 1.
2. Biển 2.
3. Không biển nào.
Câu 317. Biển nào cấm các phương tiện rẽ phải?
1. Biển 1 và biển 2.
2. Biển 1 và biển 3.
3. Biển 2 và biển 3.
4. Cả ba biển.
Câu 318. Biển nào cấm các phương tiện rẽ trái?
1. Biển 1 và biển 2.
2. Biển 1 và biển 3.
3. Biển 2 và biển 3.
4. Cả ba biển.
….
Xem thêm tại
![]() |
Bộ 600 câu hỏi sát hạch |
Nhóm câu hỏi giải thế sa hình và kỹ năng xử lý tình huống giao thông (35 câu trong bộ 600 câu)
Câu 486. Theo hướng mũi tên, xe nào chấp hành đúng quy tắc giao thông?
1. Xe khách, xe tải, xe mô tô.
2. Xe tải, xe mô tô.
3. Chỉ xe con.
Câu 487. Theo hướng mũi tên, thứ tự các xe đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
1. Xe tải, xe khách, xe con, xe mô tô.
2. Xe tải, xe mô tô, xe khách, xe con.
3. Xe khách, xe tải, xe con, xe mô tô.
4. Xe mô tô, xe khách, xe tải, xe con.
Câu 490. Theo hướng mũi tên, thứ tự các xe đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
1. Xe tải, xe con, xe mô tô.
2. Xe con, xe tải, xe mô tô.
3. Xe mô tô, xe con, xe tải.
4. Xe con, xe mô tô, xe tải.
Câu 492. Trường hợp này xe nào được quyền đi trước?
1. Xe mô tô.
2. Xe con.
Câu 495. Xe nào được quyền đi trước trong trường hợp này?
1. Xe mô tô.
2. Xe cứu thương đi làm nhiệm vụ cấp cứu.
Câu 499. Theo tín hiệu đèn, xe nào được phép đi?
1. Xe con và xe khách.
2. Xe mô tô.
Câu 500. Theo tín hiệu đèn, xe nào đi là đúng quy tắc giao thông?
1. Xe khách, xe mô tô.
2. Xe con, xe tải.
3. Xe tải, xe mô tô
Câu 503. Các xe đi theo hướng mũi tên, những xe nào vi phạm quy tắc giao thông?
1. Xe khách, xe tải, xe mô tô.
2. Xe tải, xe con, xe mô tô.
3. Xe khách, xe con, xe mô tô.
Câu 504. Theo hướng mũi tên, thứ tự các xe đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
1. Xe khách, xe tải, xe mô tô, xe con.
2. Xe con, xe khách, xe tải, xe mô tô.
3. Xe mô tô, xe tải, xe khách, xe con.
4. Xe mô tô, xe tải, xe con, xe khách
Câu 505. Trong trường hợp này xe nào đỗ vi phạm quy tắc giao thông?
1. Xe tải.
2. Xe con và mô tô.
3. Cả ba xe.
4. Xe con và xe tải.
….
Xem thêm tại
![]() |
Bộ 600 câu hỏi sát hạch |
Nhóm 30 câu/60 câu về xử lý tình huống mất an toàn giao thông nghiêm trọng
Câu 19. Hành vi nào dưới đây bị nghiêm cấm?
1. Sử dụng xe đạp đi trên các tuyến quốc lộ.
2. Rải vật sắc nhọn, đổ chất gây trơn trượt trên đường bộ.
3. Cả hai ý trên.
Câu 20. Hành vi đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ nào dưới đây bị cấm?
1. Không có chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
2. Hết niên hạn sử dụng.
3. Cả hai ý trên.
Câu 21. Tổ chức đua xe được phép thực hiện khi nào?
1. Trên đường phố không có người qua lại.
2. Được người dân ủng hộ.
3. Được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
Câu 22. Hành vi đua xe trái phép bị xử lý như thế nào?
1. Chỉ bị nhắc nhở.
2. Tùy theo mức độ của hành vi vi phạm có thể bị xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự.
Câu 24. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn có bị nghiêm cấm không?
1. Bị nghiêm cấm.
2. Không bị nghiêm cấm.
3. Không bị nghiêm cấm, nếu nồng độ cồn trong máu ở mức nhẹ, có thể điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
Câu 26. Theo Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia, đối tượng nào dưới đây bị cấm sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông?
1. Người điều khiển xe ô tô, xe mô tô, xe đạp, xe gắn máy.
2. Người được chở trên xe cơ giới.
3. Cả hai ý trên.
Câu 27. Hành vi giao xe ô tô, mô tô cho người nào sau đây tham gia giao thông đường bộ bị nghiêm cấm?
1. Người chưa đủ tuổi theo quy định.
2. Người không có giấy phép lái xe.
3. Người có giấy phép lái xe nhưng đã bị trừ hết 12 điểm.
4. Cả ba ý trên.
Câu 28. Hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm?
1. Điều khiển xe cơ giới lạng lách, đánh võng, rú ga liên tục khi tham gia giao thông trên đường.
2. Xúc phạm, đe dọa, cản trở, chống đối hoặc không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn, yêu cầu kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
3. Cả hai ý trên.
Câu 30. Hành vi nào sau đây bị cấm?
1. Lắp đặt, sử dụng thiết bị âm thanh, ánh sáng trên xe cơ giới, xe máy chuyên dùng gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
2. Cản trở người, phương tiện tham gia giao thông trên đường bộ; ném gạch, đất, đá, cát hoặc vật thể khác vào người, phương tiện đang tham gia giao thông trên đường bộ.
3. Cả hai ý trên.
Câu 47. Người lái xe được phép vượt xe trên cầu hẹp có một làn đường, đường cong có tầm nhìn bị hạn chế hay không?
1. Được phép vượt khi đường vắng.
2. Không được phép vượt.
3. Được phép vượt khi có việc gấp.
….
Xem thêm tại
![]() |
Bộ 600 câu hỏi sát hạch |
Nguyễn Tùng Lâm