Công văn 4292: Bộ GD&ĐT hướng dẫn tuyển sinh chương trình đào tạo về vi mạch bán dẫn

28/07/2025 13:56 PM

Sau đây là bài viết có nội dung về việc tuyển sinh chương trình đào tạo về vi mạch bán dẫn được Bộ GD&ĐT hướng dẫn tại Công văn 4292/BGDĐT-GDĐH năm 2025.

Công văn 4292: Bộ GD&ĐT hướng dẫn tuyển sinh chương trình đào tạo về vi mạch bán dẫn

Công văn 4292: Bộ GD&ĐT hướng dẫn tuyển sinh chương trình đào tạo về vi mạch bán dẫn (Hình từ Internet)

Ngày 23/7/2025. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Công văn 4292/BGDĐT-GDĐH về việc thực hiện tuyển sinh chương trình đào tạo về vi mạch bán dẫn và rà soát đề án đề xuất tham gia Chương trình 1017.

Công văn 4292: Bộ GD&ĐT hướng dẫn tuyển sinh chương trình đào tạo về vi mạch bán dẫn

Cụ thể, theo nội dung được quy định cụ thể tại Công văn 4292/BGDĐT-GDĐH năm 2025 thì triển khai thực hiện Quyết định 1018/QĐ-TTg năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2050 và Quyết định 1017/QĐ-TTg năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình “Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050" (Chương trình 1017).

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng và ban hành Chuẩn chương trình đào tạo về vi mạch bán dẫn trình độ đại học, thạc sĩ (Chuẩn CTĐT về vi mạch bán dẫn). Do đó, để triển khai tuyển sinh các chương trình đào tạo tham gia Chương trình 1017 ngay từ năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) thông báo số liệu kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 và các năm 2024, 2023 ở Bảng 1 và Bảng 2 dưới đây:

Bảng 1. Nhóm 25% thí sinh có điểm cao nhất toàn quốc của một số tổ hợp phổ biến

Năm

Tổng điểm các môn trong tổ hợp từ 

A00 (Toán - Lý - Hóa) 

A01 (Toán - Lý - Anh)

B00 (Toán - Hóa - Sinh) 

D07 (Toán - Hóa - Anh)

2023

23,00

22,75

22,50 

22,50

2024

23,50

23,00

22,75

22,75

2025

21,35

20,10

20,10

19,50

Bảng 2. Nhóm 20% thí sinh có điểm môn Toán cao nhất toàn quốc 

Năm

Điểm môn Toán từ

2023

7,75

2024

7,75

2025

6,25

Tiếp theo Công văn 7781/BGDĐT năm 2024 của Bộ GDĐT hướng dẫn triển khai thực hiện Chương trình 1017 và triển khai thực hiện Chuẩn CTĐT về vi mạch bán dẫn, Bộ GDĐT đề nghị các cơ sở đào tạo khẩn trương rà soát, hoàn thiện đề án đề xuất tham gia Chương trình 1017 trong đó xây dựng kế hoạch đào tạo cụ thể từng năm, từ năm 2025 đến năm 2030 (dự kiến tuyển mới, quy mô, tốt nghiệp từng năm) và xây dựng báo cáo tự đánh giá theo Chuẩn CTĐT về vi mạch bán dẫn (Mẫu bảng tự đánh giá gửi kèm), gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Vụ Giáo dục Đại học) trước ngày 02/8/2025 (nếu có).

Trên cơ sở đề án đề xuất của cơ sở đào tạo, Bộ GDĐT sẽ tổ chức họp Hội đồng tư vấn để xét chọn các chương trình đào tạo của các cơ sở đào tạo đáp ứng Chuẩn CTĐT về vi mạch bán dẫn tham gia Chương trình 1017.

Trường hợp cần thiết liên hệ ông Phan Thế Hùng, chuyên viên chính Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GDĐT, email: pthung@moet.gov.vn.

Bộ GDĐT thông báo để các cơ sở đào tạo biết và nghiêm túc thực hiện.

06 quan điểm của Nhà nước về phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán theo Quyết định 1017

Cụ thể, các quan điểm của Nhà nước về phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán được quy định tại  Quyết định 1017/QĐ-TTg năm 2024 như sau:

- Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn phù hợp với chủ trương của Đảng, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, chiến lược phát triển của ngành công nghiệp bán dẫn, định hướng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam và xu hướng phát triển trên thế giới.

- Đào tạo nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn là “đột phá của đột phá” trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; được ưu tiên hàng đầu để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn ở Việt Nam; được áp dụng cơ chế chính sách đặc thù, đột phá, cạnh tranh về ưu đãi đầu tư, sử dụng ngân sách nhà nước, tài sản công, thu hút chuyên gia, nhân tài, hỗ trợ tài chính cho giảng viên và người học.

- Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đồng bộ với phát triển hệ sinh thái ngành công nghiệp bán dẫn, gắn với đào tạo về khoa học cơ bản, khoa học chuyên sâu, phù hợp với lộ trình, lĩnh vực mà Việt Nam có thế mạnh. Phát huy mối quan hệ ba Nhà: Nhà nước - Nhà trường - Nhà doanh nghiệp, trong đó Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, Nhà trường đóng vai trò trung tâm, Nhà doanh nghiệp đóng vai trò đồng hành, hỗ trợ, để nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu của thị trường.

- Đa dạng hóa các hình thức đào tạo (đào tạo chính quy, đào tạo chuyển đổi, đào tạo lại, đào tạo nâng cao); trình độ đào tạo (cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ).

- Đa dạng hóa các nguồn lực cho đào tạo phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn, bao gồm nguồn lực nhà nước, doanh nghiệp, xã hội, đẩy mạnh hợp tác công tư trong đào tạo. Nhà nước đầu tư ban đầu và bảo đảm nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp thuộc phạm vi Chương trình, đồng thời có cơ chế chính sách huy động nguồn lực xã hội hóa, nhất là từ các doanh nghiệp, các cơ sở giáo dục đại học tư thục để tham gia đào tạo nguồn nhân lực cho ngành.

- Hợp tác quốc tế giữ vai trò quan trọng, xuyên suốt trong quá trình phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn. Quá trình hợp tác quốc tế để phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn cần được triển khai có hệ thống, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với các trọng tâm ưu tiên trong từng giai đoạn của Việt Nam và thế mạnh của từng đối tác cụ thể.

Xem them tại Công văn 4292/BGDĐT-GDĐH ban hành ngày 23/7/2025.

Chia sẻ bài viết lên facebook 34

Các tin khác
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079