Đức Giáo hoàng mới là ai? Số lượng giáo dân ở Việt Nam là bao nhiêu? (Hình từ internet)
Ngày 8/5/2025, Hồng y Robert Prevost (Sinh ra tại Chicago, bang Illinois,Mỹ, 69 tuổi) đã được bầu làm Giáo hoàng Leo XIV, trở thành nhà lãnh đạo của 1,4 tỷ tín đồ Công giáo trên toàn cầu.
Ông được Giáo hoàng Francis phong làm hồng y vào năm 2023, là một nhà lãnh đạo có kinh nghiệm toàn cầu, phần lớn sự nghiệp của ngài liên quan đến hoạt động truyền giáo tại Nam Mỹ.
Theo Sách trắng “Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam”, thì tính đến tháng 12 năm 2021, Giáo hội Công giáo Việt Nam có: trên 7 triệu tín đồ, chiếm khoảng 7% dân số cả nước; 02 hồng y (lịch sử Công giáo Việt Nam có 06 giám mục được phong hồng y); 03 tổng giám mục đương nhiệm; 46 giám mục, hơn 5 nghìn linh mục triều và linh mục dòng; khoảng 32 nghìn nam nữ tu sĩ; khoảng 9 nghìn cơ sở tôn giáo (nhà thờ, nhà nguyện, cơ sở đào tạo, trụ sở Tòa giám mục; cơ sở dòng tu); 11 cơ sở đào tạo gồm 01 Học viện Công giáo, 9 Đại chủng viện và 01 cơ sở 2 của Đại chủng viện.
Lịch Công giáo tính theo dương lịch và trong một năm có rất nhiều ngày lễ khác nhau:
- Lễ trọng (lễ buộc) có 6 ngày trong năm cụ thể là:
+ Lễ Nô-el (giáng sinh) ngày 25/12.
+ Lễ phục sinh (Chúa sống lại) vào một ngày của tháng 4 (từ 21/3 - 25/4).
+ Lễ Chúa Giê-su lên trời, sau lễ phục sinh 40 ngày.
+ Lễ Chúa Thánh thần thiện xuống, sau lễ Chúa Giê-su lên trời 10 ngày.
+ Lễ Đức bà Ma-ri-a hồn và xác lên trời, ngày 15/8.
+ Lễ các Thánh, ngày 1/11.
- Lễ Thông thường. Đây là những ngày lễ mà Giáo hội không buộc, nhưng tín đồ vẫn tích cực tham gia để được hưởng nhiều ơn phúc. Ngoài ra trong số các lễ thông thường còn có các lễ theo tháng hoặc theo mùa với nhiều chủ đích khác nhau.
Tại Điều 6 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người như sau:
- Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
- Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.
- Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
- Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.
- Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.
- Chính phủ quy định chi tiết việc bảo đảm thực hiện các quyền quy định tại khoản 5 Điều 6 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016.
Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin về Đức giáo hoàng mới là ai? Số lượng giáo dân ở Việt Nam là bao nhiêu? Và những ngày lễ của đạo Công giáo trong năm 2025.
Nguyễn Tùng Lâm