Chiêm bái xá lợi phật tại Hà Nội chi tiết thời gian và địa điểm, chiêm bái xá lợi phật cần lưu ý những gì? (Hình từ Internet)
Theo đó, xá lợi Phật là những phần tro cốt, mảnh xương hoặc vật kết tinh còn lại sau khi thi thể Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được hỏa táng. Trong văn hóa và tín ngưỡng Phật giáo, xá lợi được xem là những "quốc bảo tâm linh", biểu trưng cho trí tuệ, đạo hạnh và công đức vô lượng của Đức Phật sau khi Ngài nhập Niết Bàn.
Sau thời gian tôn trí tại núi Bà Đen (Tây Ninh), xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni được cung rước đến Hà Nội.
Từ ngày 14 đến 16/5/2025, người dân và Phật tử tại Hà Nội có cơ hội chiêm bái xá lợi Đức Phật tại chùa Quán Sứ (số 73 phố Quán Sứ, quận Hoàn Kiếm). Đây là sự kiện tâm linh đặc biệt nhân dịp Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc Vesak 2025, cụ thể:
Thời gian: Từ 7h đến 21h30 các ngày 14, 15 và 16/5. Địa điểm: Tầng 1 hội trường chùa Quán Sứ số 73 phố Quán Sứ, quận Hoàn Kiếm |
Sau ngày 16/5, xá lợi Đức Phật sẽ được cung rước về chùa Tam Chúc (Hà Nam) để tiếp tục tôn trí và chiêm bái từ ngày 17 đến 21/5, trước khi trở về Ấn Độ. Đây là dịp hiếm có để Phật tử và người dân thể hiện lòng thành kính, cầu nguyện cho quốc thái dân an và hướng thiện trong cuộc sống.
Sau đây sẽ là một số lưu ý khi chiêm bái xá lợi phật:
- Việc chiêm bái xá lợi phật tại Hà Nội không thu phí, không nhận lễ vật, vòng hoa hay tổ chức dâng cúng tại nơi tôn trí.
- Để giữ ý nghĩa trang nghiêm, Ban tổ chức lưu ý người chiêm bái tuân thủ hướng dẫn xếp hàng trật tự, giữ im lặng, không chụp ảnh, quay phim trong khu vực tôn trí xá lợi Đức Phật.
- Người sức khỏe yếu, người già, người khuyết tật được xem xét đi làn ưu tiên. Trẻ dưới 2 tuổi và người mặc trang phục không phù hợp sẽ không được vào.
- Người đến chiêm bái hạn chế mang theo nhiều đồ cá nhân; cấm mang vũ khí, chất nguy hiểm, đồ ăn/uống và vật dụng có thể gây mất trật tự, an ninh.
Lưu ý: Phấn nội dung trên chỉ là thông tin mang tính chất tham khảo
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người là nội dung được quy định tại Điều 6 Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016, bao gồm:
- Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
- Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.
- Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
- Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.
- Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.
- Chính phủ quy định chi tiết việc bảo đảm thực hiện các quyền quy định tại khoản 5 Điều 6 Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016.
Trên đây là nội dung về ‘Chiêm bái xá lợi phật tại Hà Nội chi tiết thời gian và địa điểm, chiêm bái xá lợi phật cần lưu ý những gì?”
Tấn Đại