Giải đáp 30 thắc mắc thường gặp về trợ cấp thất nghiệp

01/10/2016 10:49 AM

Sau đây là tổng hợp các giải đáp thắc mắc của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và cơ quan bảo hiểm xã hội liên quan đến trợ cấp thất nghiệp.

Giải đáp 30 thắc mắc thường gặp về trợ cấp thất nghiệp

trợ cấp thất nghiệp

STT

Thắc mắc

Giải đáp

1

Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp có được hưởng chế độ bảo hiểm y tế không?

Theo quy định tại Điều 51 Luật Việc làm số 38/2013/QH13 thì người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

2

Điều kiện người thất nghiệp được hỗ trợ học nghề

Ông Nguyễn Song Toàn - Tỉnh Phú Yên hỏi: Tôi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp. Vừa qua, tôi làm đơn đề nghị hỗ trợ học nghề gửi Trung tâm dịch vụ việc làm nhưng không được tiếp nhận. Theo hướng dẫn của Trung tâm, tôi phải nộp hồ sơ học nghề cho cơ sở đào tạo nghề, đóng học phí và lấy biên lai thu tiền học phí kèm lịch học cụ thể đem nộp chung với đơn đề nghị hỗ trợ học nghề. Khi hồ sơ đầy đủ trung tâm dịch vụ việc làm mới đủ cơ sở để xem xét hồ sơ, tham mưu Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quyết định hỗ trợ học nghề theo quy định và sẽ trả lại số tiền hỗ trợ học nghề cho tôi. Tôi xin hỏi, Trung tâm dịch vụ việc làm hướng dẫn như vậy có đúng không?

Theo quy định tại Khoản 3, Điều 55 Luật Việc làm thì người lao động theo quy định tại Khoản 1, Điều 43 Luật Việc làm đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hỗ trợ học nghề khi có đủ điều kiện sau:

- Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc trừ các trường hợp sau đây: người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật; hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.

- Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định.

- Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây: thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù; ra nước ngoài định cư, đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng; chết.

- Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 9 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.

Hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 24 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp thì hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề đối với người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp là đề nghị hỗ trợ học nghề.

Khoản 1, Điều 11 và Khoản 1, 2, 3 Điều 12 Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31/7/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn, người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp có nhu cầu học nghề thì phải nộp 1 bộ hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm xem xét hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề của người lao động để xác định cụ thể nghề, thời gian học nghề, thời điểm bắt đầu học nghề, mức hỗ trợ học nghề, cơ sở đào tạo nghề để trình Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định về việc hỗ trợ học nghề cho người lao động.

Sau thời hạn 2 ngày làm việc kể từ ngày ghi trong phiếu hẹn trả kết quả, nếu người lao động không đến nhận quyết định về việc hỗ trợ học nghề thì được coi là không có nhu cầu hỗ trợ học nghề trừ trường hợp quy định tại Khoản 3, Điều 12 Thông tư này.

Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày người lao động không đến nhận quyết định về việc hỗ trợ học nghề theo quy định, trung tâm dịch vụ việc làm trình Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định về việc hủy quyết định hỗ trợ học nghề của người lao động.

Người lao động vẫn được nhận hoặc ủy quyền cho người khác nhận quyết định hỗ trợ học nghề trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn nhận quyết định hỗ trợ học nghề nếu thuộc một trong các trường hợp sau: ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền; bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền; bị hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn.

Như vậy, nếu người lao động đáp ứng đủ điều kiện hỗ trợ học nghề thì được hưởng hỗ trợ học nghề và quy trình hỗ trợ học nghề được thực hiện theo các quy định nêu trên.

3

Từ năm 2015, không còn chế độ trợ cấp thất nghiệp một lần

Bà Bùi Thị Thu Huyền - TP Hồ Chí Minh hỏi: Tôi được nhận trợ cấp thất nghiệp tổng cộng 7 tháng lương. Tôi đã nhận trợ cấp tháng đầu tiên vào ngày 30/3/2016, trình diện lần 2 vào ngày 22/4/2016. Xin hỏi, tôi có thể nhận trợ cấp những tháng còn lại trong 1 lần không?

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 86 Luật Bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 thì trường hợp người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp do có việc làm sẽ được khoản trợ cấp một lần bằng giá trị còn lại của trợ cấp thất nghiệp theo quy định.

Theo quy định tại Điều 61 Luật Việc làm thì Luật Việc làm có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2015; các quy định về bảo hiểm thất nghiệp của Luật Bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Luật Việc làm có hiệu lực.

Theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 4, Điều 10 của Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31/7/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Điều 52 của Luật Việc làm và một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp thì trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, hàng tháng người lao động phải trực tiếp thông báo về việc tìm kiếm việc làm với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Ngày người lao động thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm được ghi cụ thể trong phụ lục quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động. Theo đó, ngày của tháng thứ nhất hưởng trợ cấp thất nghiệp là ngày nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp theo phiếu hẹn trả kết quả, từ tháng thứ 2 trở đi người lao động thực hiện ngày thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày đầu tiên của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 18 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP nêu trên thì tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên của người lao động trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động từ tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ 2 trở đi trong thời hạn 5 ngày làm việc, tính từ thời điểm ngày thứ 7 của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp đó nếu không nhận được quyết định tạm dừng hoặc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp đối với người lao động.

Trường hợp thời điểm ngày thứ 7 nêu trên là ngày nghỉ thì thời hạn chi trả trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày làm việc tiếp theo.

Như vậy, kể từ ngày 1/1/2015, không còn chế độ trợ cấp một lần và bà Huyền sẽ được nhận trợ cấp thất nghiệp hằng tháng, thời hạn chi trả trợ cấp thất nghiệp do tổ chức bảo hiểm xã hội quy định theo các quy định nêu trên.

4

Lao động ngoài 60 tuổi có phải đóng bảo hiểm thất nghiệp?

Bà Nguyễn Thị Liên - TP. Hồ Chí Minh hỏi: Công ty của tôi có một số lao động đã ngoài 60 tuổi nhưng đóng bảo hiểm xã hội chưa đến 10 năm. Tôi xin hỏi, nếu những lao động này vẫn tiếp tục làm việc thì công ty chỉ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế và không đóng bảo hiểm thất nghiệp có được không?

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 3; Khoản 1, Điều 167; Khoản 1, Điều 186 Bộ luật Lao động; Điểm a, Khoản 1, Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014; Điểm a, Khoản 1, Điều 12 sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế; Điều 43 Luật Việc làm và Công văn số 3232/LĐTBXH-BHXH ngày 27/9/2011 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động thì khi có nhu cầu người sử dụng lao động có thể thỏa thuận với người lao động cao tuổi kéo dài hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên hoặc hợp đồng lao động không xác định thời hạn thì vẫn thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định.

Do đó, một số lao động đã ngoài 60 tuổi làm việc tại công ty bà Liên, được công ty tiếp tục gia hạn hợp đồng lao động, hoặc giao kết hợp đồng lao động mới có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên hoặc hợp đồng lao động không xác định thời hạn thì vẫn thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định.

5

Căn cứ tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp

Bà Nguyễn Phương Chi - TP Hồ Chí Minh hỏi: Xin hỏi cách tính bảo hiểm thất nghiệp cụ thể như thế nào?

Luật Việc làm quy định mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 5 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.

6

Căn cứ tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp

Bà Nguyễn Phương Chi - TP Hồ Chí Minh hỏi: Xin hỏi cách tính bảo hiểm thất nghiệp cụ thể như thế nào?

Luật Việc làm quy định mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 5 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.

7

Bảo hiểm thất nghiệp sau thai sản

Bà Nguyễn Lâm Kim Phụng - TP Hồ Chí Minh hỏi: Tôi được Công ty đóng bảo hiểm 8 tháng, sau đó nghỉ thai sản 6 tháng nhưng tôi không thể đi làm lại được và đã xin Công ty cho nghỉ việc. Vậy xin hỏi tôi có được nhận trợ cấp thất nghiệp không?

Khoản 2 Điều 49 Luật Việc làm quy định người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn, hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn; Trường hợp của ông (bà) không được hưởng bảo hiểm thất nghiệp do không đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ 12 tháng theo quy định nêu trên. Thời gian hưởng chế độ thai sản không được tính là thời gian có đóng bảo hiểm thất nghiệp.

8

Quỹ BH thất nghiệp được hình thành từ nguồn nào?

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 57 Luật Việc làm, quỹ BH thất nghiệp được hình thành từ những nguồn sau đây:

- Các khoản đóng của NLĐ, người sử dụng lao động và hỗ trợ của Nhà nước (nếu có);

- Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ;

- Nguồn thu hợp pháp khác./.

9

Quỹ BH thất nghiệp được sử dụng như thế nào?

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 57 Luật Việc làm thì quỹ BH thất nghiệp được sử dụng như sau:

- Chi trả trợ cấp thất nghiệp (TCTN);

- Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ;

- Hỗ trợ học nghề;

- Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm;

- Đóng BHYT cho người hưởng TCTN;

- Chi phí quản lý BH thất nghiệp thực hiện theo quy định của Luật BHXH;

- Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng Quỹ./.

10

Hồ sơ đề nghị hưởng hỗ trợ học nghề gồm những gì?

Theo quy định hiện hành về BH thất nghiệp thì hồ sơ đề nghị hưởng hỗ trợ học nghề gồm những gì?

Theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ thì hồ sơ đề nghị hưởng hỗ trợ học nghề :

Đối với người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp (TCTN): Đề nghị hỗ trợ học nghề theo mẫu do Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH quy định.

Đối với người thất nghiệp có thời gian đóng BH thất nghiệp từ 09 tháng trở lên nhưng không thuộc diện đang hưởng TCTN:

- Đề nghị hỗ trợ học nghề theo mẫu do Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH quy định;

- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ theo quy định;

- Sổ BHXH./.

30

Quyền của người sử dụng lao động tham gia BH thất nghiệp

Quyền của người sử dụng lao động tham gia BH thất nghiệp được quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 31 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ, người sử dụng lao động khi tham gia BH thất nghiệp có quyền:

- Được hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động theo quy định;

- Từ chối thực hiện các yêu cầu không đúng quy định của pháp luật về BH thất nghiệp;

- Khiếu nại, tố cáo về BH thất nghiệp theo quy định của pháp luật;

- Các quyền khác theo quy định của pháp luật./.

Thanh Hữu (tổng hợp)

Chia sẻ bài viết lên facebook 41,157

Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079