Cho bà Mai Phương ngồi phòng cách ly là thấu tình đạt lý

28/06/2017 14:19 PM

Trong vụ án “hoa hậu Phương Nga và đại gia Cao Toàn Mỹ”, hội đồng xét xử đã quyết định cho phép bà Nguyễn Mai Phương (nhân chứng) được ở phòng cánh ly là hoàn toàn thấu tình đạt lý. Đây được xem là tiền lệ tốt cho ngành Tư pháp nước nhà.

1. Thấu tình

Những ngày qua, nhiều người (trên mạng lẫn ngoài đời) sôi sục tìm và muốn biết, muốn khám phá về cá nhân và con người bà Nguyễn Mai Phương. Bởi vậy, có thể bà sẽ là tâm điểm của sự bới móc đời tư, ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm và thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng.

Hiện tại, bà Nguyễn Mai Phương (là nhân chứng) nên cần phải có sự bảo vệ tối đa để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của bà cũng như giúp cho việc tìm ra sự thật khách quan trong vụ án này được diễn ra thuận lợi.

Bảo vệ quyền lợi tối đa của người làm chứng cũng có nghĩa với việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của chúng ta, vì chúng ta ai cũng có thể trở thành nhân chứng trong tương lai. Chúng ta có thể chủ động trong việc không phạm pháp, nhưng chúng ta không thể chủ động trong việc tình cờ bị trở thành người làm chứng trong một vụ phạm pháp nào đó.

thấu tình đạt lý

2. Đạt lý

Khoản 3 Điều 55 của Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định: “Người làm chứng có quyền yêu cầu cơ quan triệu tập họ bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình khi tham gia tố tụng”. Như vậy, bà Nguyễn Mai Phương đương nhiên được thực hiện quyền này, đồng thời có quyền đề nghị hội đồng xét xử cho mình ngồi phòng cách ly.

Trường hợp này, hội đồng xét xử sẽ xem xét tình hình thực tế, căn cứ vào Khoản 3 Điều 55, Khoản 2 Điều 204 của Bộ luật tố tụng hình sự 2003 và quyết định cho phép bà Nguyễn Mai Phương ngồi phòng cách ly là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật (nhằm bảo vệ nhân chứng cũng như giúp thuận lợi trong việc tìm ra sự thật của vụ án).

Nhiều người lo ngại, làm sao xác định đúng người ngồi trong phòng cách ly đúng là bà Nguyễn Mai Phương? Vấn đề lo ngại này được giải tỏa nếu cơ quan tiến hành tố tục tiến hành xác định nhân thân của bà cũng như cho các bị cáo kiểm chứng đó có phải là bà Nguyễn Mai Phương hay không hoặc các biện pháp phù hợp khác. Ở đây, chủ tọa phiên tòa cho biết, ngoài thư ký làm việc, thì tòa sẽ ghi âm, ghi hình Nguyễn Mai Phương. Như vậy, có thể khẳng định việc làm trên của hội đồng xét xử là đúng quy định pháp luật và phù hợp với thực tiễn.

Thanh Hữu

Chia sẻ bài viết lên facebook 46,755

Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079