03 trường hợp NLĐ được đi làm trễ, về sớm: Vẫn hưởng 100% lương

10/09/2018 15:52 PM

Thông thường, người lao động (NLĐ) phải đi làm, rời trụ sở Công ty đúng thời gian quy định. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp ngoại lệ, NLĐ được quyền đi làm trễ, về sớm nhưng vẫn được hưởng nguyên lương và người sử dụng lao động buộc phải đồng ý.

Mẫu đơn xin phép về sớm 30 phút khi lao động nữ hành kinh
Đơn xin phép đi trễ 60 phút, hưởng nguyên lương buộc sếp phải ký

Ảnh minh họa (Nguồn Internet)

Một là, lao động nữ được đi trễ, về sớm trong thời gian hành kinh (tổng thời gian đi trễ, về sớm không được quá 30 phút/ngày hành kinh).

Hai là, lao động nữ được đi trễ, về sớm trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi (tổng thời gian đi trễ, về sơm không được quá 60 phút/ngày làm việc).

Điều 155. Bảo vệ thai sản đối với lao động nữ_Bộ luật Lao động 2012

...

5. Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút; trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.

Điều 7. Chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ_Nghị định 85/2015/NĐ-CP

...

2. Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ như sau:

a) Mỗi ngày 30 phút, tối thiểu là 03 ngày trong một tháng;

b) Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;

c) Thời gian nghỉ cụ thể do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ.

3. Lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ như sau:

a) Mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc để cho con bú, vắt, trữ sữa, nghỉ ngơi;

b) Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.

Ngoài hai trường hợp nêu trên, nếu trong Thỏa ước lao động, Nội quy lao động của Công ty có quy định thêm về các trường hợp NLĐ được đi trễ, về sớm và hưởng nguyên lương thì NLĐ đương nhiên được hưởng quyền lợi này.

Thanh Hữu

Chia sẻ bài viết lên facebook 117,280

Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079