Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
Quy định này nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động (NLĐ) theo nguyên tắc đóng nhiều sẽ hưởng nhiều (khi ốm đau, nghỉ thai sản, lương hưu…).
Tuy nhiên, thực tế nhiều doanh nghiệp “lách” luật bằng cách trả lương theo hiệu quả công việc_Key Performance Indicator (KPI), trong hợp đồng lao động chỉ quy định lương “cứng” bằng hoặc cao hơn một ít với lương tối thiểu vùng với mức công việc mà NLĐ dễ dàng đạt được.
Các khoản tính đóng và không tính đóng BHXH bắt buộc năm 2019 |
Trường hợp NLĐ làm vượt chỉ tiêu KPI sẽ được thưởng khoản tiền tăng thêm. Khoản thưởng này về lý thuyết thì không mang tính định kỳ, ổn định mà căn cứ vào tình hình thực tế; song thực tế thì khoản thưởng này mang tính chất cố định hàng tháng (thường gấp đôi, gấp ba hoặc thậm chí nhiều hơn vì ngay từ đầu doanh nghiệp đã cố tình đặt chuẩn KPI ở mức thấp, chuẩn KPI thông thường chỉ bằng 25%, 30% hoặc 40%... năng lực mà NLĐ có thể làm được).
Chỉ cần Cơ quan Thuế đối chiếu số liệu giữa thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của NLĐ với thu nhập tính đóng BHXH bắt buộc của NLĐ tại Cơ quan BHXH sẽ minh chứng rõ cho điều này.
Với việc “lách” luật này thì doanh nghiệp giảm được số tiền đóng BHXH bắt buộc cho NLĐ (doanh nghiệp được lợi, NLĐ bị thiệt hại) nhưng không hề bị xử lý, bởi việc làm trên là “lách” luật chứ không sai luật.
Rất mong cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sớm có văn bản cụ thể để siết chặt lại khoảng trống pháp lý này nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng cho NLĐ, sự công bằng đối với các doanh nghiệp.
Hữu Phạm