Bởi vậy, tiền thưởng Tết cho giáo viên phụ thuộc rất lớn vào Hiệu trưởng và Kế toán của nhà trường, nếu chi tiêu hợp lý, minh bạch, tiết kiệm chi thì giáo viên có nguồn tiền để thưởng, ngược lại thì không. Thực tế, nhiều trường giáo viên được nhận thưởng Tết nhiều, dư tiền để vui xuân đón Tết, nhưng có trường thì nhiều năm giáo viên không biết tiền thưởng Tết là gì.
Kết thúc năm ngân sách, trước ngày 31/01 năm sau, đơn vị sự nghiệp thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính tự xác định số chênh lệch thu lớn hơn chi và kinh phí chi thu nhập tăng thêm của năm trước theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch đề nghị thanh toán tiếp thu nhập tăng thêm cho người lao động. Trên cơ sở văn bản đề nghị của đơn vị, Kho bạc Nhà nước làm thủ tục thanh toán phần chi thu nhập tăng thêm cho đơn vị đảm bảo không vượt quá mức thu nhập tăng thêm đối với từng loại đơn vị sự nghiệp quy định tại Nghị định 43/2006/NĐ-CP và Thông tư 71/2006/TT-BTC.
>> Lịch nghỉ Tết Âm lịch năm Canh Tý 2020 đối với GIÁO VIÊN
Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
Bởi vậy, tập thể giáo viên cần có ý kiến với Ban Giám hiệu nhà trường trong việc kiểm tra, giám sát thực hiện tiết kiệm các khoản chi không thường xuyên. Cụ thể như sau:
- Thực tế việc mua sắm, sửa chữa hàng năm của các đơn vị nhà trường với số lượng cũng không hề ít nhưng công tác giám sát gần như không có, dễ dẫn đến tiêu cực, lãng phí. Cần có bộ phận giám sát việc này, giáo viên cần tham gia để đảm bảo được sự minh bạch.
- Việc minh bạch các khoản hoa hồng trong nhà trường nếu được thực hiện công khai sẽ có lợi cho giáo viên. Trường hợp Hiệu trưởng có “tâm” thì khoản này hoàn toàn có thể đưa vào quỹ phúc lợi của nhà trường; nếu Hiệu trưởng không có “tâm” thì giáo viên phải giám sát và cần ý kiến về vấn đề này.
Có như vậy, hàng năm giáo viên đều nhận được tiền thưởng Tết để vui xuân đón Tết.
Hữu Phạm