>> Vụ 39 người chết tại Anh: Lúc này, không nên góp tiền cho ‘gia đình nạn nhân’
Hôm nay, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT sẽ làm rõ thắc mắc nêu trên của nhiều người qua bài viết sau đây.
- Vượt biên trái phép được hiểu là qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định. Theo đó, sẽ bị phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng theo Điểm a Khoản 3 Điều 17 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
Luật gia Bùi Tường Vũ, Giám đốc THƯ VIỆN PHÁP LUẬT có lời khuyên với những ai muốn qua nước ngoài lao động thì cần tuân thủ đúng quy định pháp luật để loại rủi ro pháp lý, cũng như đảm bảo được an toàn khi lao động tại nước ngoài, tránh bị bọn buôn bán người lừa đảo.
39 người chết trong thùng xe container đông lạnh. Ảnh: ITV
- Đối với người tổ chức cho người khác vượt biên trái phép ra khỏi Việt Nam, ở lại nước ngoài trái phép có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 349 Bộ luật hình sự 2015. Cụ thể như sau:
1. Người nào tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 120 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Đối với từ 05 người đến 10 người;
d) Có tính chất chuyên nghiệp;
đ) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Đối với 11 người trở lên;
b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;
c) Làm chết người.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Hữu Phạm