"Mất" xe vĩnh viễn nếu vi phạm một trong các lỗi sau

25/06/2020 11:30 AM

Tịch thu phương tiện vi phạm hành chính là việc sung vào ngân sách nhà nước phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức.

Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì tổ chức, cá nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm giao thông đường bộ sau đây sẽ bị tịch thu phương tiện sung vào ngân sách nhà nước:

1. VI PHẠM CỦA NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN

Phương tiện

Hành vi vi phạm

Căn cứ tịch thu phương tiện

Ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô

Điều khiển xe quá niên hạn sử dụng tham gia giao thông đối với loại xe có quy định về niên hạn sử dụng (trừ trường hợp xe ô tô từ 10 chỗ ngồi trở lên kinh doanh vận tải hành khách có niên hạn sử dụng vượt quá quy định về điều kiện kinh doanh của hình thức kinh doanh đã đăng ký nhưng chưa quá 20 năm tính từ năm sản xuất, xe ô tô dưới 10 chỗ ngồi kinh doanh vận tải hành khách).

Điểm b Khoản 5 và Điểm d Khoản 6 Điều 16 Nghị định 100.

Điều khiển loại xe sản xuất, lắp ráp trái quy định tham gia giao thông (bao gồm cả xe công nông thuộc diện bị đình chỉ tham gia giao thông).

Điểm c Khoản 5 và Điểm d Khoản 6 Điều 16 Nghị định 100.

Điều khiển xe thuộc một trong các trường hợp sau đây tham gia giao thông mà không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện (không có giấy tờ, chứng từ chuyển quyền sở hữu xe hoặc giấy tờ, chứng từ nguồn gốc xe hợp pháp):

- Không có Giấy đăng ký xe theo quy định.

- Sử dụng Giấy đăng ký xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp.

- Sử dụng Giấy đăng ký xe không đúng số khung, số máy của xe.

Điểm a Khoản 4, Điểm đ Khoản 5 và Điểm đ Khoản 6 Điều 16 Nghị định 100.

Đua ô tô trái phép

Khoản 3 và Điểm b Khoản 4 Điều 34 Nghị định 100.

Mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô

Tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi:

+ Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe;

+ Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị.

+ Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh.

+ Điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định.

Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm d Khoản 8 và Điểm c Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100.

Điều khiển loại xe sản xuất, lắp ráp trái quy định tham gia giao thông.

Điểm b Khoản 3 và Điểm d Khoản 4 Điều 17 Nghị định 100.

Điều khiển xe thuộc một trong các trường hợp sau đây tham gia giao thông mà không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện (không có giấy tờ, chứng từ chuyển quyền sở hữu xe hoặc giấy tờ, chứng từ nguồn gốc xe hợp pháp):

- Không có Giấy đăng ký xe theo quy định.

- Sử dụng Giấy đăng ký xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp.

- Sử dụng Giấy đăng ký xe không đúng số khung, số máy của xe.

Điểm a, Điểm b Khoản 2 và Điểm đ Khoản 4 Điều 17 Nghị định 100.

Đua xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện trái phép.

Khoản 2 và Điểm b Khoản 4 Điều 34 Nghị định 100.

Xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), xe thô sơ khác

Tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi:

+ Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; đuổi nhau trên đường.

+ Đi xe bằng một bánh đối với xe đạp, xe đạp máy; đi xe bằng hai bánh đối với xe xích lô.

Điểm a, Điểm b Khoản 3 và Khoản 5 Điều 8 Nghị định 100.

Đua xe đạp, đua xe đạp máy, đua xe xích lô, đua xe súc vật kéo, cưỡi súc vật chạy đua trái phép trên đường giao thông.

Điểm b Khoản 1 và Điểm a Khoản 4 Điều 34 Nghị định 100.

Lưu ý: Chỉ tịch thu phương tiện, không tịch thu súc vật kéo, cưỡi.

Máy kéo (kể cả rơ moóc được kéo theo), xe máy chuyên dùng

Điều khiển xe thuộc một trong các trường hợp sau đây tham gia giao thông mà không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện (không có giấy tờ, chứng từ chuyển quyền sở hữu xe hoặc giấy tờ, chứng từ nguồn gốc xe hợp pháp):

- Không có Giấy đăng ký xe theo quy định.

- Sử dụng Giấy đăng ký xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp.

- Sử dụng Giấy đăng ký xe không đúng số khung, số máy của xe.

Điểm d, Điểm e Khoản 2 và Điểm d Khoản 3 Điều 19 Nghị định 100.

Điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng sản xuất, lắp ráp hoặc cải tạo trái quy định tham gia giao thông.

Điểm b Khoản 2 và Điểm a Khoản 3 Điều 19 Nghị định 100.

Phương tiện đăng ký hoạt động trong Khu kinh tế thương mại đặc biệt, Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế

Tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi:

- Không có tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập, tái xuất theo quy định.

- Điều khiển xe không có phù hiệu kiểm soát theo quy định hoặc có nhưng đã hết giá trị sử dụng hoặc sử dụng phù hiệu không do cơ quan có thẩm quyền cấp.

(Áp dụng chung với xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy, xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô)

Khoản 1, Khoản 2 và Điểm b Khoản 3 Điều 36 Nghị định 100.

2. VI PHẠM CỦA CHỦ PHƯƠNG TIỆN

Phương tiện

Hành vi vi phạm

Căn cứ tịch thu phương tiện

Mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô

Tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy; đưa phương tiện đã bị cắt, hàn, đục lại số khung, số máy trái quy định tham gia giao thông.

Điểm a Khoản 5 và Điểm b Khoản 14 Điều 30 Nghị định 100.

Đưa phương tiện thuộc một trong các trường hợp sau đây tham gia giao thông mà không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện (không có giấy tờ, chứng từ chuyển quyền sở hữu xe hoặc giấy tờ, chứng từ nguồn gốc xe hợp pháp):

- Không có Giấy đăng ký xe.

- Có Giấy đăng ký xe nhưng không do cơ quan có thẩm quyền cấp.

- Có Giấy đăng ký xe nhưng không đúng với số khung số máy của xe.

Điểm g, Điểm h Khoản 5 và Điểm c Khoản 14 Điều 30 Nghị định 100.

Ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng

Tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy; đưa phương tiện đã bị cắt, hàn, đục lại số khung, số máy trái quy định tham gia giao thông.

Điểm a Khoản 7 và Điểm b Khoản 14 Điều 30 Nghị định 100.

Đưa phương tiện quá niên hạn sử dụng tham gia giao thông, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm i khoản 6 Điều 28 Nghị định 100.

Điểm đ Khoản 8 và Điểm b Khoản 14 Điều 30 Nghị định 100.

Đưa phương tiện thuộc một trong các trường hợp sau đây tham gia giao thông mà không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện (không có giấy tờ, chứng từ chuyển quyền sở hữu xe hoặc giấy tờ, chứng từ nguồn gốc xe hợp pháp):

- Không có Giấy đăng ký xe.

- Có Giấy đăng ký xe nhưng không do cơ quan có thẩm quyền cấp.

- Có Giấy đăng ký xe nhưng không đúng với số khung số máy của xe.

Điểm m Khoản 7, Điểm e Khoản 8 và Điểm c Khoản 14 Điều 30 Nghị định 100.

Cải tạo các xe ô tô khác thành xe ô tô chở khách.

Điểm b Khoản 9 và Điểm b Khoản 14 Điều 30 Nghị định 100.

3. VI PHẠM CỦA TỔ CHỨC KINH DOANH VẬN TẢI, DỊCH VỤ HỖ TRỢ VẬN TẢI

Sử dụng phương tiện kinh doanh vận tải có chất lượng, niên hạn sử dụng không bảo đảm điều kiện của hình thức kinh doanh đã đăng ký (trừ trường hợp xe ô tô từ 10 chỗ ngồi trở lên kinh doanh vận tải hành khách có niên hạn sử dụng vượt quá quy định về điều kiện kinh doanh của hình thức kinh doanh đã đăng ký nhưng chưa quá 20 năm tính từ năm sản xuất, xe ô tô dưới 10 chỗ ngồi kinh doanh vận tải hành khách).

Căn cứ tịch thu phương tiện: Điểm i Khoản 6 và Điểm đ Khoản 10 Điều 28 Nghị định 100.

Việc xử lý phương tiện vi phạm quy định về giao thông đường bộ bị tịch thu được thực hiện theo quy định tại Điều 82 của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.

Thanh Lợi

Chia sẻ bài viết lên facebook 32,654

Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079