Công nhân quốc phòng là ai? Chế độ tiền lương của công nhân quốc phòng (Ảnh minh họa)
- Công nhân quốc phòng là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ, được tuyển chọn, tuyển dụng vào Quân đội nhân dân theo vị trí việc làm hoặc chức danh nghề nghiệp mà không thuộc diện được phong quân hàm sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp và hạ sĩ quan, binh sĩ.
- Công nhân quốc phòng là lực lượng lao động chủ yếu thuộc biên chế của Quân đội nhân dân, được bố trí theo vị trí việc làm; thực hiện nhiệm vụ tại cơ sở sản xuất, sửa chữa, cải tiến, bảo quản vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự; bảo đảm, phục vụ nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu và thực hiện các nhiệm vụ khác của quân đội.
(Khoản 2 Điều 2, khoản 2 Điều 3 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015)
LOẠI, NHÓM, HỆ SỐ LƯƠNG |
BẬC LƯƠNG |
|||||||||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
|||
Loại A |
Nhóm 1 |
Hệ số lương |
3,50 |
3,85 |
4,20 |
4,55 |
4,90 |
5,25 |
5,60 |
5,95 |
6,30 |
6,65 |
Nhóm 2 |
Hệ số lương |
3,20 |
3,55 |
3,90 |
4,25 |
4,60 |
4,95 |
5,30 |
5,65 |
6,00 |
6,35 |
|
Loại B |
Hệ số lương |
2,90 |
3,20 |
3,50 |
3,80 |
4,10 |
4,40 |
4,70 |
5,00 |
5,30 |
5,60 |
|
Loại C |
Hệ số lương |
2,70 |
2,95 |
3,20 |
3,45 |
3,70 |
3,95 |
4,20 |
4,45 |
4,70 |
4,95 |
Ghi chú:
1. Mức lương thực hiện: bằng hệ số lương nhân với mức lương cơ sở theo quy định của Chính phủ.
2. Đối tượng:
- Loại A:
+ Nhóm 1: Sắp xếp, bố trí theo vị trí việc làm yêu cầu trình độ đại học thực hiện sản xuất, sửa chữa, bảo quản vũ khí, khí tài, trang thiết bị kỹ thuật quân sự; nghiên cứu viên các ngành, nghề và chuyên đề.
+ Nhóm 2: Sắp xếp, bố trí theo vị trí việc làm yêu cầu trình độ cao đẳng thực hành sản xuất, sửa chữa, bảo quản vũ khí, khí tài, trang thiết bị quân sự; Cao đẳng viên thực hành các ngành, nghề, chuyên đề.
- Loại B: Sắp xếp, bố trí theo vị trí việc làm yêu cầu trình độ trung cấp và bậc trình độ kỹ năng nghề tương ứng bao gồm: Kỹ thuật viên vũ khí, khí tài quân binh chủng, ngành quân khí; kỹ thuật viên các ngành, nghề, chuyên đề.
- Loại C: Sắp xếp, bố trí theo vị trí việc làm yêu cầu chứng chỉ sơ cấp và bậc trình độ kỹ năng nghề tương ứng thực hiện các công việc tại cơ sở sản xuất, sửa chữa, bảo quản vũ khí, khí tài, trang thiết bị quân sự; bảo đảm phục vụ nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu và thực hiện các nhiệm vụ khác.
Công nhân quốc phòng được hưởng các loại phụ cấp, trợ cấp bao gồm:
- Phụ cấp thâm niên vượt khung;
- Phụ cấp khu vực;
- Phụ cấp đặc biệt;
- Phụ cấp độc hại, nguy hiểm;
- Phụ cấp trách nhiệm công việc;
Điều kiện, thời gian và mức hưởng của các l05 phụ cấp trên được thực hiện như quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP.
- Phụ cấp công vụ:
+ Áp dụng đối với công nhân quốc phòng hưởng lương từ ngân sách nhà nước;
+ Điều kiện, thời gian và mức hưởng phụ cấp công vụ được thực hiện như quy định tại Nghị định 34/2012/NĐ-CP.
- Phụ cấp, trợ cấp công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn:
Điều kiện, thời gian và mức hưởng được thực hiện như quy định tại Nghị định 116/2010/NĐ-CP.
* Nâng bậc lương:
- Sau 2 năm (đủ 24 tháng) giữ bậc lương đối với người có hệ số lương từ 3,95 trở xuống và sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương đối với người có hệ số lương trên 3,95, luôn hoàn thành công việc được giao, không vi phạm kỷ luật từ khiển trách trở lên và đạt tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật quy định thì được xét nâng lên một bậc lương.
- Trong thời hạn xét nâng bậc lương, nếu bị kỷ luật hình thức khiển trách thì kéo dài thời hạn nâng bậc lương 06 tháng; nếu bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên thì kéo dài thời hạn nâng bậc lương 12 tháng.
Trường hợp lập thành tích đặc biệt xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ thì được nâng bậc lương trước thời hạn tối đa 12 tháng hoặc vượt bậc.
* Nâng loại:
Công nhân quốc phòng hoàn thành tốt hoặc hoàn thành xuất sắc chức trách, nhiệm vụ được giao, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có năng lực đảm nhiệm vị trí việc làm cao hơn trong cùng ngành, nghề chuyên môn kỹ thuật, có văn bằng phù hợp thì được xét hoặc thi nâng loại.
- Nguyên tắc chuyển xếp lương: Khi chuyển xếp lương không được kết hợp nâng bậc lương hoặc nâng loại, ngạch lương.
- Chuyển xếp lương:
+ Việc chuyển xếp lương từ hệ số lương đang hưởng vào hệ số lương quy định tại Bảng lương công nhân quốc phòng ban hành tại Phụ lục kèm theo Nghị định này được căn cứ vào thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội (nếu có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đứt quãng chưa hưởng chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn), phù hợp với vị trí việc làm và quy định tại điểm a khoản 3 Điều 3 Nghị định 19/2017/NĐ-CP.
+ Trường hợp có hệ số lương mới được xếp cộng với phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) thấp hơn hệ số lương đang hưởng cộng với phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) và phụ cấp phục vụ quốc phòng, an ninh thì được hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu cho bằng tổng hệ số lương, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) và phụ cấp phục vụ quốc phòng, an ninh đang hưởng. Hệ số chênh lệch bảo lưu giảm dần khi được nâng bậc lương.
(Điều 3, 4 Nghị định 19/2017/NĐ-CP)
Diễm My