Ngoài luật sư, ai có thể tham gia bào chữa tại Tòa? (Ảnh minh họa)
Người bào chữa là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa.
(Theo khoản 1 Điều 72 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015)
- Tại Tòa, người bào chữa có thể là:
+ Luật sư
+ Người đại diện của người bị buộc tội
+ Bào chữa viên nhân dân
+ Trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý.
Trong đó, bào chữa viên nhân dân là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, trung thành với Tổ quốc, có phẩm chất đạo đức tốt, có kiến thức pháp lý, đủ sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao, được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc tổ chức thành viên của Mặt trận cử tham gia bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình.
Lưu ý:
- Một người bào chữa có thể bào chữa cho nhiều người bị buộc tội trong cùng vụ án nếu quyền và lợi ích của họ không đối lập nhau.
- Nhiều người bào chữa có thể bào chữa cho một người bị buộc tội.
(Theo Điều 72 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015)
- Người đã tiến hành tố tụng vụ án đó; người thân thích của người đã hoặc đang tiến hành tố tụng vụ án đó.
- Người tham gia vụ án đó với tư cách là người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật.
- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người bị kết án mà chưa được xoá án tích, người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.
(Theo Điều 72 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015)
Như vậy, ngoài luật sư ra thì người đại diện của người bị buộc tội, bào chữa viên nhân dân hoặc trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý có thể tham gia bào chữa tại Tòa theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
Quốc Đạt