Mỗi năm, Toà án tỉnh đề xuất ít nhất 05 bản án, quyết định là nguồn phát triển án lệ (Ảnh minh họa)
Văn bản nêu rõ: số lượng các đơn vị gửi đề xuất bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật là nguồn để phát triển án lệ về Tòa án nhân dân tối cao còn rất hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác phát triển án lệ.
Do đó, Toà án nhân dân tối cao đề nghị các đơn vị gửi đề xuất bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật là nguồn để phát triển án lệ như sau:
- Các Toà án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
Mỗi đơn vị phải đề xuất ít nhất 05 bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật trên 01 năm để phát triển thành nguồn của án lệ.
- Các Vụ Giám đốc kiểm tra I, II, III:
Mỗi đơn vị đề xuất ít nhất 03 bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật trên 01 năm để phát triển thành nguồn của án lệ.
- Các Toà án quân sự quân khu và tương đương:
Mỗi đơn vị đề xuất ít nhất 02 bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật trên 01 năm để phát triển thành nguồn của án lệ. Toà án quân sự Trung ương có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ này của các Toà án quân sự quân khu và tương đương.
Trong đó, đề xuất án lệ phải nêu rõ các nội dung sau:
- Số và ngày, tháng, năm ban hành bản án, quyết định đề xuất phát triển thành án lệ.
- Tình huống án lệ và giải pháp pháp lý được đề xuất.
Xem thêm tại Công văn 94/TANDTC-PC ngày 14/6/2022.
Quốc Đạt