Biểu mẫu văn bản hành chính theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP
Về vấn đề này THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Theo khoản 3 Điều 3 Nghị định 30/2020/NĐ-CP thì văn bản hành chính là văn bản hình thành trong quá trình chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc của các cơ quan, tổ chức.
Theo Điều 7 Nghị định 30/2020/NĐ-CP thì văn bản hành chính gồm các loại văn bản sau: Nghị quyết (cá biệt), quyết định (cá biệt), chỉ thị, quy chế, quy định, thông cáo, thông báo, hướng dẫn, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án, dự án, báo cáo, biên bản, tờ trình, hợp đồng, công văn, công điện, bản ghi nhớ, bản thỏa thuận, giấy ủy quyền, giấy mời, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép, phiếu gửi, phiếu chuyển, phiếu báo, thư công.
- Nghị quyết (cá biệt)
Nghị quyết cá biệt |
- Quyết định (cá biệt) quy định trực tiếp
Quyết định cá biệt |
- Quyết định (quy định gián tiếp) (Mẫu này áp dụng đối với các quyết định (cá biệt) ban hành hay phê duyệt một văn bản khác)
Quyết định cá biệt |
+ Mẫu văn bản (được ban hành, phê duyệt kèm theo quyết định) đối với văn bản giấy.
Văn bản kèm theo Quyết định |
+ Mẫu văn bản (được ban hành, phê duyệt kèm theo quyết định) đối với văn bản điện tử.
Văn bản kèm theo Quyết định |
- Văn bản có tên loại.
Văn bản có tên loại |
- Công văn.
Công văn |
- Công điện.
Công điện |
- Giấy mời.
Giấy mời |
- Giấy giới thiệu.
Giấy giới thiệu |
- Biên bản.
Biên bản |
- Giấy nghỉ phép.
Giấy nghỉ phép |
4. Thể thức văn bản hành chính
Thể thức văn bản là tập hợp các thành phần cấu thành văn bản, bao gồm những thành phần chính áp dụng đối với tất cả các loại văn bản và các thành phần bổ sung trong những trường hợp cụ thể hoặc đối với một số loại văn bản nhất định.
Thể thức văn bản hành chính được quy định tại Điều 8 Nghị định 30/2020/NĐ-CP như sau:
- Thể thức văn bản hành chính bao gồm các thành phần chính:
+ Quốc hiệu và Tiêu ngữ.
+ Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
+ Số, ký hiệu của văn bản.
+ Địa danh và thời gian ban hành văn bản.
+ Tên loại và trích yếu nội dung văn bản.
+ Nội dung văn bản.
+ Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền.
+ Dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức.
+ Nơi nhận.
- Ngoài các thành phần trên, văn bản hành chính có thể bổ sung các thành phần khác như:
+ Phụ lục.
+ Dấu chỉ độ mật, mức độ khẩn, các chỉ dẫn về phạm vi lưu hành.
+ Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành.
+ Địa chỉ cơ quan, tổ chức; thư điện tử; trang thông tin điện tử; số điện thoại; số Fax.
Kỹ thuật trình bày văn bản bao gồm:
- Khổ giấy;
- Kiểu trình bày;
- Định lề trang;
- Phông chữ;
- Cỡ chữ;
- Kiểu chữ;
- Vị trí trình bày các thành phần thể thức;
- Số trang văn bản.
Soạn thảo văn bản hành chính được quy định tại Điều 10 Nghị định 30/2020/NĐ-CP như sau:
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mục đích, nội dung của văn bản cần soạn thảo, người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc người có thẩm quyền giao cho đơn vị hoặc cá nhân chủ trì soạn thảo văn bản.
- Đơn vị hoặc cá nhân được giao chủ trì soạn thảo văn bản thực hiện các công việc: Xác định tên loại, nội dung và độ mật, mức độ khẩn của văn bản cần soạn thảo; thu thập, xử lý thông tin có liên quan; soạn thảo văn bản đúng hình thức, thể thức và kỹ thuật trình bày.
Đối với văn bản điện tử, cá nhân được giao nhiệm vụ soạn thảo văn bản ngoài việc thực hiện các nội dung nêu trên phải chuyển bản thảo văn bản, tài liệu kèm theo (nếu có) vào Hệ thống và cập nhật các thông tin cần thiết.
- Trường hợp cần sửa đổi, bổ sung bản thảo văn bản, người có thẩm quyền cho ý kiến vào bản thảo văn bản hoặc trên Hệ thống, chuyển lại bản thảo văn bản đến lãnh đạo đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản để chuyển cho cá nhân được giao nhiệm vụ soạn thảo văn bản.
- Cá nhân được giao nhiệm vụ soạn thảo văn bản chịu trách nhiệm trước người đứng đầu đơn vị và trước pháp luật về bản thảo văn bản trong phạm vi chức trách, nhiệm vụ được giao.
Diễm My