Chất thải rắn là gì? Hướng dẫn phân loại chất thải rắn sinh hoạt

24/08/2022 08:30 AM

Chất thải rắn gồm những loại nào? Phân loại chất thải rắn sinh hoạt thế nào để không bị phạt? - Hồng Đào (Sóc Trăng)

Chất thải rắn là gì? Hướng dẫn phân loại chất thải rắn sinh hoạt

Chất thải rắn là gì? Hướng dẫn phân loại chất thải rắn sinh hoạt

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Chất thải rắn là gì?

Theo khoản 18, 19 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 có định nghĩa về chất thải, chất thải rắn như sau:

- Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí hoặc ở dạng khác được thải ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.

- Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc bùn thải.

Hiện nay, theo Luật Bảo vệ môi trường 2020, có các loại chất thải rắn được liệt kê như chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải rắn y tế, chất thải rắn nguy hại.

2. Phân loại chất thải rắn sinh hoạt

Theo khoản 1 Điều 75 Luật Bảo vệ môi trường 2020, chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân được phân loại theo nguyên tắc như sau:

- Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế;

- Chất thải thực phẩm;

- Chất thải rắn sinh hoạt khác.

Đối với các hộ gia đình, cá nhân ở các nơi khác nhau thì việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt phải tuân thủ theo tại nơi đó. Cụ thể như sau:

* Phân loại chất thải rắn sinh hoạt đối với hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn

Cụ thể theo khoản 3 Điều 75 Luật Bảo vệ môi trường 2020, hộ gia đình, cá nhân ở đô thị phải chứa, đựng chất thải rắn sinh hoạt sau khi thực hiện phân loại theo quy định vào các bao bì để chuyển giao như sau:

- Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân tái sử dụng, tái chế hoặc cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt;

- Chất thải thực phẩm và chất thải rắn sinh hoạt khác phải được chứa, đựng trong bao bì theo quy định và chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt; chất thải thực phẩm có thể được sử dụng làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi.

* Phân loại chất thải rắn sinh hoạt đối với hộ gia đình, cá nhân ở đô thị

Hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt sau khi thực hiện phân loại theo quy định thì phải thực hiện quản lý theo quy định tại khoản 4 Điều 75 Luật Bảo vệ môi trường 2020 như sau:

- Khuyến khích tận dụng tối đa chất thải thực phẩm để làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi;

- Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân tái sử dụng, tái chế hoặc cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt;

- Chất thải thực phẩm không thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 75 Luật Bảo vệ môi trường 2020 phải được chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt;

- Chất thải rắn sinh hoạt khác phải được chứa, đựng trong bao bì theo quy định và chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.

3. Mức phạt với hành vi không phân loại chất thải rắn trong sinh hoạt

Mức phạt với hành vi không phân loại chất thải rắn trong sinh hoạt được định cụ thể tại khoản 1 Điều 26 Nghị định 45/2022/NĐ-CP, hành vi vi phạm trên sẽ bị xử phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi: 

Hộ gia đình, cá nhân không phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo quy định; không sử dụng bao bì chứa chất thải rắn sinh hoạt theo tại khoản 3, khoản 4 Điều 75 Nghị định 45/2022/NĐ-CP.

Chia sẻ bài viết lên facebook 76,938

Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079