Tổ chức đấu giá tài sản là gì? Phân loại tổ chức đấu giá tài sản

25/11/2022 14:20 PM

Tổ chức đấu giá tài sản là gì? Và tổ chức đấu giá tài sản bao gồm những tổ chức nào? - Thành Long (Trà Vinh)

Tổ chức đấu giá tài sản là gì? Phân loại tổ chức đấu giá tài sản 

Tổ chức đấu giá tài sản là gì? Phân loại tổ chức đấu giá tài sản 

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Tổ chức đấu giá tài sản là gì?

Theo khoản 12 Điều 5 Luật Đấu giá tài sản 2016 thì tổ chức đấu giá tài sản bao gồm trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản và doanh nghiệp đấu giá tài sản.

Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 5 Luật Đấu giá tài sản 2016 thì đấu giá tài sản là hình thức bán tài sản có từ hai người trở lên tham gia đấu giá theo nguyên tắc, trình tự và thủ tục được quy định tại Luật Đấu giá tài sản 2016, trừ trường hợp quy định tại Điều 49 Luật Đấu giá tài sản 2016.

2. Phân loại tổ chức đấu giá tài sản

Tổ chức đấu giá tài sản gồm trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản và doanh nghiệp đấu giá tài sản được quy định tại Điều 22 và Điều 23 Luật Đấu giá tài sản 2016 như sau:

2.1. Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản

- Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập.

- Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng. Giám đốc Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản là đấu giá viên.

2.2. Doanh nghiệp đấu giá tài sản

- Doanh nghiệp đấu giá tài sản được thành lập, tổ chức và hoạt động dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh theo quy định của Luật Đấu giá tài sản 2016 và quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Tên của doanh nghiệp đấu giá tư nhân do chủ doanh nghiệp lựa chọn, tên của công ty đấu giá hợp danh do các thành viên thỏa thuận lựa chọn và theo quy định của Luật Doanh nghiệp nhưng phải bao gồm cụm từ “doanh nghiệp đấu giá tư nhân” hoặc “công ty đấu giá hợp danh”.

- Điều kiện đăng ký hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản:

+ Doanh nghiệp đấu giá tư nhân có chủ doanh nghiệp là đấu giá viên, đồng thời là Giám đốc doanh nghiệp; Công ty đấu giá hợp danh có ít nhất một thành viên hợp danh là đấu giá viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc của công ty đấu giá hợp danh là đấu giá viên;

+ Có trụ sở, cơ sở vật chất, các trang thiết bị cần thiết bảo đảm cho hoạt động đấu giá tài sản.

- Những nội dung liên quan đến thành lập, tổ chức, hoạt động và chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản không quy định thì thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

3. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức đấu giá tài sản

Quyền và nghĩa vụ của tổ chức đấu giá tài sản theo Điều 24 Luật Đấu giá tài sản 2016 như sau:

- Tổ chức đấu giá tài sản có các quyền sau đây:

+ Cung cấp dịch vụ đấu giá tài sản theo quy định của Luật Đấu giá tài sản 2016;

+ Tuyển dụng đấu giá viên làm việc cho tổ chức theo quy định của pháp luật;

+ Yêu cầu người có tài sản đấu giá cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin, giấy tờ có liên quan đến tài sản đấu giá;

+ Nhận thù lao dịch vụ đấu giá, chi phí đấu giá tài sản theo hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản;

+ Cử đấu giá viên điều hành cuộc đấu giá;

+ Thực hiện dịch vụ làm thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, quản lý tài sản và dịch vụ khác liên quan đến tài sản đấu giá theo thỏa thuận;

+ Xác định giá khởi điểm khi bán đấu giá tài sản quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Đấu giá tài sản 2016 theo ủy quyền của người có tài sản đấu giá;

+ Phân công đấu giá viên hướng dẫn người tập sự hành nghề đấu giá;

+ Đơn phương chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản hoặc yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản vô hiệu theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định Luật Đấu giá tài sản 2016;

+ Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức đấu giá tài sản có các nghĩa vụ sau đây:

+ Thực hiện việc đấu giá tài sản theo nguyên tắc, trình tự, thủ tục quy định tại Luật Đấu giá tài sản 2016 và chịu trách nhiệm về kết quả đấu giá tài sản;

+ Ban hành Quy chế cuộc đấu giá theo quy định và quy định khác của pháp luật có liên quan;

+ Tổ chức cuộc đấu giá liên tục theo đúng thời gian, địa điểm đã thông báo, trừ trường hợp bất khả kháng;

+ Yêu cầu người có tài sản đấu giá giao tài sản và các giấy tờ liên quan đến tài sản đấu giá cho người mua được tài sản đấu giá; trường hợp được người có tài sản đấu giá giao bảo quản hoặc quản lý thì giao tài sản và các giấy tờ liên quan đến tài sản đấu giá cho người mua được tài sản đấu giá;

+ Bồi thường thiệt hại khi thực hiện đấu giá theo quy định của pháp luật;

+ Thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản;

+ Lập Sổ theo dõi tài sản đấu giá, Sổ đăng ký đấu giá;

+ Đề nghị Sở Tư pháp nơi tổ chức có trụ sở cấp, thu hồi Thẻ đấu giá viên;

+ Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho đấu giá viên của tổ chức theo quy định tại Điều 20 Luật Đấu giá tài sản 2016;

+ Báo cáo Sở Tư pháp nơi tổ chức có trụ sở danh sách đấu giá viên đang hành nghề, người tập sự hành nghề đấu giá tại tổ chức;

+ Báo cáo Sở Tư pháp nơi tổ chức có trụ sở về tổ chức, hoạt động hàng năm hoặc trong trường hợp đột xuất theo yêu cầu; đối với doanh nghiệp có chi nhánh thì còn phải báo cáo Sở Tư pháp nơi chi nhánh của doanh nghiệp đăng ký hoạt động;

+ Chấp hành các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc kiểm tra, thanh tra;

+ Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

>>> Xem thêm: Tổ chức đấu giá tài sản trực tuyến có phải ký hợp đồng với tổ chức đấu giá tài sản có Trang thông tin điện tử đấu giá trực tuyến không?

Người muốn tập sự hành nghề đấu giá có được tự lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản để tập sự hay không?

Lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản dựa trên các tiêu chí nào? Cách đánh giá, chấm điểm các tiêu chí lựa chọn như thế nào?

Quốc Đạt

Chia sẻ bài viết lên facebook 12,163

Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079