Tiêu chuẩn các chức danh nghề nghiệp dược năm 2023

07/09/2023 14:30 PM

Tôi muốn biết chức danh nghề nghiệp dược được phân hạng thế nào? Tiêu chuẩn các chức danh nghề nghiệp dược năm 2023 quy định ra sao? – Quỳnh Mai (Tiền Giang)

Tiêu chuẩn các chức danh nghề nghiệp dược năm 2023

Tiêu chuẩn các chức danh nghề nghiệp dược năm 2023 (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Các hạng chức danh nghề nghiệp dược

Theo Điều 2 Thông tư liên tịch 27/2015/TTLT-BYT-BNV, các hạng chức danh nghề nghiệp dược bao gồm:

- Dược sĩ cao cấp (hạng I) Mã số: V.08.08.20

- Dược sĩ chính (hạng II) Mã số: V.08.08.21

- Dược sĩ (hạng III) Mã số: V.08.08.22

- Dược hạng IV Mã số: V.08.08.23

2. Tiêu chuẩn các chức danh nghề nghiệp dược năm 2023

2.1. Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp

Các chức danh nghề nghiệp dược phải đảm bảo các tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp sau đây:

- Tận tụy vì sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân;

- Hiểu biết và thực hiện đúng quy tắc ứng xử của viên chức ngành y tế.

- Thực hành nghề nghiệp theo đúng quy chế, quy định, quy trình chuyên môn kỹ thuật và các quy định khác của pháp luật.

- Không ngừng nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ.

- Coi trọng việc kết hợp y-dược hiện đại với y-dược cổ truyền;

- Trung thực, đoàn kết, tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp.

(Điều 3 Thông tư liên tịch 27/2015/TTLT-BYT-BNV)

2.2. Tiêu chuẩn cụ thể của các chức danh nghề nghiệp dược

* Đối với Dược sĩ cao cấp

- Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

+ Tốt nghiệp chuyên khoa cấp II hoặc tiến sĩ nhóm ngành Dược học.

+ Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dược hoặc có chứng chỉ hành nghề dược (dùng cho các hạng chức danh dược).

- Tiêu chuẩn năng lực, chuyên môn nghiệp vụ

+ Hiểu biết quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; nắm được định hướng phát triển chuyên môn, kỹ thuật chuyên ngành trong nước và trên thế giới;

+ Có khả năng tổ chức và thực hành tốt trong lĩnh vực kiểm nghiệm, tồn trữ, phân phối và tư vấn sử dụng đối với nguyên liệu làm thuốc, các dạng thuốc, mỹ phẩm;

+ Có khả năng xây dựng, triển khai kế hoạch và giám sát, đánh giá về công tác dược trong các cơ sở y tế, cộng đồng và các chương trình y tế quốc gia phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới;

+ Có khả năng tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quy định, pháp luật về dược;

+ Chủ nhiệm hoặc thư ký hoặc người tham gia chính (50% thời gian trở lên) đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ hoặc tương đương trở lên hoặc sáng chế/phát minh khoa học chuyên ngành đã được nghiệm thu đạt;

+ Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng từ chức danh dược sĩ chính (hạng II) lên chức danh dược sĩ cao cấp (hạng I) phải có thời gian giữ chức danh dược sĩ chính (hạng II) hoặc tương đương tối thiểu 06 năm.

Trường hợp có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh dược sĩ chính (hạng II) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.

+ Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.

(Khoản 2, 3 Điều 4 Thông tư liên tịch 27/2015/TTLT-BYT-BNV, sửa đổi tại Thông tư 03/2022/TT-BYT)

* Đối với Dược sĩ chính

- Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

+ Tốt nghiệp chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ trở lên nhóm ngành Dược học.

+ Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dược hoặc có chứng chỉ hành nghề dược (dùng cho các hạng chức danh dược).

- Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

+ Hiểu biết quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; nắm được định hướng phát triển chuyên môn, kỹ thuật chuyên ngành trong nước và trên thế giới;

+ Có kỹ năng tổ chức và thực hành tốt trong các lĩnh vực kiểm nghiệm, tồn trữ, phân phối và tư vấn sử dụng đối với nguyên liệu làm thuốc, các dạng thuốc, mỹ phẩm;

+ Có kỹ năng đánh giá, kiểm tra việc thực hiện các quy định, pháp luật về dược;

+ Chủ nhiệm hoặc thư ký hoặc tham gia chính (50% thời gian trở lên) đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trở lên hoặc sáng kiến/phát minh khoa học/sáng kiến cải tiến kỹ thuật chuyên ngành đã được nghiệm thu đạt;

+ Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng từ chức danh dược sĩ (hạng III) lên chức danh dược sĩ chính (hạng II) phải có thời gian giữ chức danh dược sĩ (hạng III) hoặc tương đương tối thiểu là 09 năm đối với người có bằng tốt nghiệp dược sĩ chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ nhóm ngành dược học; 06 năm đối với người có bằng tốt nghiệp dược sĩ chuyên khoa cấp II hoặc tiến sĩ nhóm ngành dược học.

Trường hợp có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh dược sĩ (hạng III) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.

+ Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.

(Khoản 2, 3 Điều 5 Thông tư liên tịch 27/2015/TTLT-BYT-BNV, sửa đổi tại Thông tư 03/2022/TT-BYT)

*Đối với Dược sĩ

- Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

+ Tốt nghiệp đại học nhóm ngành Dược học.

+ Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dược hoặc có chứng chỉ hành nghề dược (dùng cho các hạng chức danh dược).

- Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

+ Hiểu biết quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân;

+ Có kỹ năng tổ chức và thực hành tốt trong các lĩnh vực kiểm nghiệm, tồn trữ, phân phối và tư vấn sử dụng đối với nguyên liệu làm thuốc, các dạng thuốc, mỹ phẩm;

+ Có kỹ năng thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quy định, pháp luật về dược;

+ Xây dựng và triển khai kế hoạch về công tác dược trong các cơ sở y tế, cộng đồng và trong các chương trình y tế quốc gia;

+ Thông tin thuốc và tham gia giáo dục cộng đồng về thuốc.

+ Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng từ chức danh nghề nghiệp dược hạng IV lên chức danh nghề nghiệp dược hạng III phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp dược hạng IV và tương đương từ đủ 03 năm trở lên.

Trường hợp có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh dược hạng IV tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.

+ Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.

(Khoản 2, 3 Điều 6 Thông tư liên tịch 27/2015/TTLT-BYT-BNV, sửa đổi tại Thông tư 03/2022/TT-BYT)

* Đối với Dược sĩ hạng IV

- Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

+ Tốt nghiệp cao đẳng Dược.

+ Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dược hoặc có chứng chỉ hành nghề dược (dùng cho các hạng chức danh dược).

- Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

+ Hiểu biết quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân;

+ Có khả năng thực hành đúng quy trình chuyên môn;

+ Có khả năng xác định nhu cầu, lập kế hoạch cung ứng thuốc;

+ Có khả năng hướng dẫn người bệnh và cộng đồng sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả.

(Khoản 2, 3 Điều 7 Thông tư liên tịch 27/2015/TTLT-BYT-BNV, sửa đổi tại Thông tư 03/2022/TT-BYT)

Chia sẻ bài viết lên facebook 15,057

Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079