Đã từng gãy xương có phải đi nghĩa vụ quân sự không?

25/10/2023 12:30 PM

Xin cho tôi hỏi đã từng gãy xương có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Trường hợp nào thì được miễn nghĩa vụ quân sự? - Bảo Lâm (Đồng Nai)

Đã từng gãy xương có phải đi nghĩa vụ quân sự không? (Hình từ internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Phân loại sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự

Theo Điều 9 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định phân loại sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự như sau:

- Căn cứ phân loại sức khỏe

Theo tiêu chuẩn sức khỏe tại Bảng số 1, Bảng số 2 và Bảng số 3 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP.

- Cách cho điểm

Mỗi chỉ tiêu, sau khi khám bác sĩ cho điểm chẵn từ 1 - 6 vào cột “Điểm”, cụ thể:

+ Điểm 1: Chỉ tình trạng sức khỏe rất tốt;

+ Điểm 2: Chỉ tình trạng sức khỏe tốt;

+ Điểm 3: Chỉ tình trạng sức khỏe khá;

+ Điểm 4: Chỉ tình trạng sức khỏe trung bình;

+ Điểm 5: Chỉ tình trạng sức khỏe kém;

+ Điểm 6: Chỉ tình trạng sức khỏe rất kém.

- Cách ghi phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự

+ Mỗi chuyên khoa, sau khi khám xét, bác sĩ sẽ cho điểm vào cột “Điểm”; ở cột “Lý do” phải ghi tóm tắt lý do cho số điểm đó; ở cột “Ký”, bác sỹ khám phải ký và ghi rõ họ tên;

+ Phần kết luận, Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe căn cứ vào điểm đã cho ở từng chỉ tiêu để kết luận, phân loại sức khỏe theo đúng quy định, ghi bằng số và chữ (phần bằng chữ để ở trong ngoặc đơn);

+ Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe có trách nhiệm ký vào phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự sau khi kết luận;

+ Chữ ký của Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe được đóng dấu của cơ quan Chủ tịch Hội đồng; chữ ký của Chủ tịch Hội đồng khám phúc tra sức khỏe được đóng dấu của đơn vị quyết định thành lập Hội đồng khám phúc tra sức khỏe.

- Cách phân loại sức khỏe

Căn cứ vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự để phân loại, cụ thể như sau:

+ Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1;

+ Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2;

+ Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3;

+ Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4;

+ Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5;

+ Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.

- Một số điểm cần chú ý

+ Trường hợp đang mắc bệnh cấp tính, bệnh có thể thuyên giảm hay tăng lên sau một thời gian hoặc sau điều trị, thì điểm đó phải kèm theo chữ “T” bên cạnh (nghĩa là “tạm thời”). Người khám phải ghi tóm tắt bằng tiếng Việt tên bệnh bên cạnh (có thể ghi bằng danh từ quốc tế giữa hai ngoặc đơn). Khi kết luận, nếu chữ “T” ở chỉ tiêu có điểm lớn nhất, phải viết chữ “T” vào phần phân loại sức khỏe;

+ Trường hợp nghi ngờ chưa thể cho điểm ngay được, Hội đồng khám sức khỏe có thể gửi công dân tới khám tại một bệnh viện để kết luận chính xác hơn;

+ Trường hợp chưa kết luận được thì gửi công dân đó đến bệnh viện chuyên khoa gần nhất để khám và kết luận chẩn đoán. Thời gian tối đa từ 7 - 10 ngày phải có kết luận và chỉ thực hiện trong trường hợp cần thiết;

+ Những trường hợp phiếu sức khỏe có ghi chữ “T”, Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự có trách nhiệm hướng dẫn công dân đến các cơ sở y tế để điều trị.

2. Đã từng gãy xương có phải đi nghĩa vụ quân sự không?

Căn cứ vào STT 112 Bảng số 2 Phụ lục I Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định về gãy xương như sau:

112

Gãy xương:

Điểm 

 

- Gãy xương nhỏ:

 

 

+ Chưa liền xương

3T

 

+ Đã liền xương, không ảnh hưởng vận động

1

 

+ Đã liền xương, có ảnh hưởng vận động

2

 

- Gãy xương vừa và lớn:

 

 

+ Chưa liền xương

5T

 

+ Đã liền xương vững ở tư thế bình thường, không để lại di chứng đau mỏi hoặc hạn chế vận động (thời gian từ khi gãy xương đến khi kiểm tra 1 năm trở lên)

2

 

+ Đã liền xương vững, cong lệch trục không quan trọng, hạn chế vận động khớp, không gây đau mỏi, không gây thoái hóa biến dạng khớp, không ảnh hưởng đáng kể tới sinh hoạt, hoạt động của chi

3

 

+ Đã liền xương nhưng trục lệch vẹo, hạn chế vận động

5

 

+ Có đau mỏi hạn chế vận động nhiều

5

 

+ Có đau mỏi, thoái hóa biến dạng khớp nhiều

6

 

+ Đã phẫu thuật nhưng còn phương tiện kết xương

5T

Như vậy, theo quy định nêu trên, nếu tình trạng xương đã liền không ảnh hưởng đến hoạt động hoặc ảnh hưởng ít được xếp vào điểm 1, 2, 3 thì cá nhân vẫn sẽ tham gia nghĩa vụ quân sự theo quy định. 

Một số trường hợp khác tùy vào kết luận của Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự kết luận.

3. Trường hợp nào được miễn gọi nhập ngũ?

Miễn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:

- Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một.

- Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ.

- Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

- Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân.

- Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.

(Khoản 2 Điều 5 Thông tư 148/2018/TT-BQP)

Nguyễn Ngọc Quế Anh

Chia sẻ bài viết lên facebook 10,993

Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079