Một số phương pháp thăm dò điện trong điều tra cơ bản địa chất và thăm dò khoáng sản (Hình từ internet)
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 57:2014/BTNMT về phương pháp thăm dò điện trong điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và thăm dò khoáng sản được ban hành kèm theo Thông tư 33/2014/TT-BTNMT.
QCVN 57:2014/BTNMT quy định yêu cầu kỹ thuật đối với công tác thăm dò điện bằng các phương pháp đang được sử dụng trong điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, thăm dò khoáng sản.
Đối tượng áp dụng: QCVN 57:2014/BTNMT áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước về địa chất và khoáng sản; tổ chức, cá nhân tiến hành công tác thăm dò điện với mục đích điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, thăm dò khoáng sản, điều tra địa chất thủy văn, địa chất công trình, địa kỹ thuật, địa chất môi trường, tai biến địa chất.
Thăm dò điện được sử dụng để giải quyết nhiều nhiệm vụ trong điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và thăm dò khoáng sản dựa trên việc quan trắc, đo đạc các trường điện, điện từ có nguồn gốc thiên nhiên hoặc nhân tạo, theo mức độ phân dị tính chất vật lý (độ dẫn suất, điện trở suất, độ điện thẩm, độ từ thẩm, độ phân cực) của đất, đá và quặng.
Thăm dò điện được tiến hành ở trên mặt đất, trong lỗ khoan, trong hầm lò, trên không, trên biển, trên sông, hồ nhằm nghiên cứu phát hiện đối tượng có các tính chất vật lý của đất, đá và quặng khác biệt với môi trường xung quanh. Trong cùng một phương pháp thăm dò điện có thể sử dụng các hệ thiết bị khác nhau, tùy thuộc các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu và điều kiện địa lý tự nhiên.
Xem thêm tại QCVN 57:2014/BTNMT.
QCVN 57:2014/BTNMT áp dụng cho các phương pháp đang được sử dụng rộng rãi trong điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và thăm dò khoáng sản, gồm:
- Phương pháp điện trường thiên nhiên;
Phương pháp điện trường thiên nhiên được tiến hành theo TCVN 9417:2012 “Điều tra, đánh giá và thăm dò khoáng sản - Phương pháp điện trường thiên nhiên và nạp điện”.
- Phương pháp nạp điện;
Phương pháp nạp điện được tiến hành theo TCVN 9417:2012 “Điều tra, đánh giá và thăm dò khoáng sản - Phương pháp điện trường thiên nhiên và nạp điện”.
- Phương pháp mặt cắt điện trở;
Phương pháp mặt cắt điện trở được tiến hành theo TCVN 9432:2012 “Điều tra, đánh giá và thăm dò khoáng sản - Phương pháp điện trở”.
- Phương pháp đo sâu điện trở;
Phương pháp đo sâu điện trở được tiến hành theo TCVN 9432:2012 “Điều tra, đánh giá và thăm dò khoáng sản - Phương pháp điện trở”.
- Phương pháp phân cực kích thích;
Được tiến hành theo TCVN 9423:2012 “Điều tra, đánh giá và thăm dò khoáng sản - Phương pháp phân cực kích thích dòng một chiều”.
- Phương pháp ảnh điện;
Phương pháp ảnh điện thực hiện theo TCVN 9433:2012 “Điều tra địa chất, đánh giá và thăm dò khoáng sản - Phương pháp ảnh điện”.
- Phương pháp đo sâu trường chuyển;
Phương pháp đo sâu trường chuyển được thực hiện theo TCVN 9424:2012 “Điều tra địa chất, đánh giá và thăm dò khoáng sản - Phương pháp trường chuyển”.
- Phương pháp từ tellua;
Đo tellua được thực hiện theo TCVN 9425:2012 “Điều tra địa chất, đánh giá và thăm dò khoáng sản - Phương pháp tellua”.
- Phương pháp rada xuyên đất;
Phương pháp rada xuyên đất được thực hiện theo TCVN 9426:2012 “Điều tra địa chất, đánh giá và thăm dò khoáng sản - Phương pháp georada”.
- Phương pháp cộng hưởng từ hạt nhân;
Phương pháp cộng hưởng từ hạt nhân được thực hiện theo TCVN 9422:2012 “Điều tra địa chất, đánh giá và thăm dò khoáng sản - Phương pháp cộng hưởng từ hạt nhân”.
- Phương pháp điện từ tần số rất thấp (VLF).
Phương pháp điện từ tần số rất thấp thực hiện theo TCVN 9431:2012 “Điều tra, đánh giá và thăm dò khoáng sản - Phương pháp điện từ tần số rất thấp”.