Theo đó, hướng dẫn kỹ thuật phân loại chất thải rắn sinh hoạt, đơn cử một số chất thải như sau:
- Đối với các loại giấy thải cần thực hiện: loại bỏ nước, dung dịch chứa bên trong hoặc loại bỏ thực phẩm, sản phẩm chứa đựng ban đầu. Thu gọn, ép dẹt, giảm kích thước, thể tích.
- Đối với các loại nhựa thải như bao bì nhựa đựng thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm, sản phẩm dùng trong gia dụng, nông nghiệp, y tế,…(không bao gồm bao bì đựng thuốc bảo vệ thực vật, axit, dầu mỡ công nghiệp, chất tẩy rửa có thành phần nguy hại) cần thực hiện:
+ Tháo nắp, loại bỏ nước, dung dịch hoặc sản phẩm chứa đựng bên trong.
+ Thu gọn, giảm kích thước, thể tích.
- Đối với các loại nhựa thải như các loại ghế nhựa, thau, chậu nhựa; Ly, cốc nhựa cần thực hiện: loại bỏ sản phẩm chứa đựng bên trong.
- Đối với các loại kim loại thải như Bao bì nhôm, sắt hoặc kim loại khác đựng thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm, sản phẩm dùng trong gia dụng, nông nghiệp, y tế,…(không bao gồm bao bì đựng thuốc bảo vệ thực vật, dầu mỡ công nghiệp, chất tẩy rửa có thành phần nguy hại) cần thực hiện:
+ Loại bỏ sản phẩm chứa đựng bên trong.
+ Thu gọn, giảm kích thước, thể tích.
- Đối với các loại kim loại thải như Đồ dùng nhà bếp bằng kim loại: xoong, nồi, niêu, ấm nước, bếp gas, vật dụng nhỏ như bát, đĩa, thìa, dĩa,…; Các loại vật dụng kim loại thải khác cần thực hiện:
+ Loại bỏ sản phẩm chứa đựng bên trong.
+ Thu, xếp gọn các vật sắc nhọn để tránh gây thương tích trong quá trình phân loại, thu gom và xử lý.
Xem thêm tại Công văn 9368/BTNMT-KSONMT có hiệu lực từ ngày 02/11/2023.