Yêu cầu về kỹ thuật với vành, vành bánh xe mô tô, xe gắn máy theo QCVN 113:2023/BGTVT

11/01/2024 12:01 PM

Yêu cầu về kỹ thuật với vành, vành bánh xe mô tô, xe gắn máy theo quy chuẩn mới như thế nào? – Hà Thu (Ninh Thuận)

Yêu cầu về kỹ thuật với vành, vành bánh xe mô tô, xe gắn máy theo QCVN 113:2023/BGTVT

Yêu cầu về kỹ thuật với vành, vành bánh xe mô tô, xe gắn máy theo QCVN 113:2023/BGTVT (Hình từ internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

Ngày 29/12/2023, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ban hành Thông tư 46/2023/TT-BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử vành bánh xe mô tô, xe gắn máy.

- Vành (Rim): Chi tiết của vành bánh xe để lắp với lốp và giữ lốp.

- Vành bánh xe (wheel): Bộ phận chịu tải ở giữa lốp và trục, thường gồm có hai chi tiết chính là vành và mâm vành bánh xe, có thể được chế tạo liền khối hoặc kết cấu ghép.

1. Yêu cầu chung về kỹ thuật với vành, vành bánh xe mô tô, xe gắn máy theo QCVN 113:2023/BGTVT

- Vành, vành bánh xe phải được chế tạo đúng theo thiết kế hoặc tài liệu kỹ thuật của cơ sở sản xuất;

- Bề mặt vành, vành bánh xe không được có vết rạn, nứt và các khuyết tật khác có thể nhìn thấy được;

- Trên vành, vành bánh xe phải ghi mã đường kính và mã chiều rộng danh nghĩa của vành (ghi theo hướng dẫn Phụ lục A) tại các vị trí có thể nhìn thấy được sau khi lắp lốp;

- Vành, vành bánh xe phải có khả năng chống gỉ sét (mạ, sơn phủ, vật liệu chống gỉ …). Không áp dụng cho những phần không nhìn thấy trên bề mặt vành, vành bánh xe sau khi lắp lốp;

- Kích thước và dung sai của vành, vành bánh xe phải đúng theo tài liệu thiết kế hoặc tài liệu kỹ thuật của cơ sở sản xuất. Vành tâm lõm (kiểu WM, MT, LF) phải có kích thước và dung sai theo phụ lục A của QCVN 113:2023/BGTV.

(Mục 2.1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử vành bánh xe mô tô, xe gắn máy (QCVN 113:2023/BGTVT) ban hành kèm theo Thông tư 46/2023/TT-BGTVT)

2. Yêu cầu kỹ thuật với vành xe mô tô, xe gắn máy theo QCVN 113:2023/BGTVT

Vành sử dụng trong vành bánh xe có kết cấu ghép sử dụng nan hoa phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Sai lệch đường kính

Sai lệch đường kính vành (hiệu giữa giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của đường kính vành của vành bánh xe có kết cấu ghép) không được lớn hơn 1,2 mm.

- Độ đồng phẳng

Độ đồng phẳng của vành được đo bằng cách đặt vành lên mặt phẳng chuẩn như hình. Khe hở lớn nhất giữa vành và mặt phẳng chuẩn không được lớn hơn 0,8 mm.

- Độ bền biến dạng:

Vành không bị gãy hoặc rạn nứt khi tác dụng một lực F vào vành theo mô tả ở hình B1. Độ biến dạng của vành đạt tới giá trị ghi trong bảng 1 thì lực tác dụng không được nhỏ hơn giá trị ghi trong bảng 2.

Phương pháp thử được mô tả trong Phụ lục B

Bảng 1 - Độ biến dạng

Mã chiều rộng danh nghĩa của vành

Đường kính danh nghĩa của vành (inch)

≤15

16, 17, 18

≥19

Độ biến dạng (mm)

Từ 1.10 đến 6.00

10

15

20

Bảng 2 - Lực nén hướng kính

Mã chiều rộng danh nghĩa

Lực (kN)

Mã chiều rộng danh nghĩa

Lực (kN)

1.10

0,98

2.75

6,37

1.20

1,47

3.00

6,37

1.40

1,96

3.50

6,37

1.50

2,45

4.00

6,37

1.60

3,43

4.50

6,37

1.85

4,41

5.00

6,37

2.15

4,90

5.50

6,37

2.50

6,37

6.00

6,37

(Mục 2.2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử vành bánh xe mô tô, xe gắn máy (QCVN 113:2023/BGTVT) ban hành kèm theo Thông tư 46/2023/TT-BGTVT)

3. Yêu cầu kỹ thuật với vành bánh xe mô tô, xe gắn máy theo QCVN 113:2023/BGTVT

Vành, vành bánh xe phải đáp ứng các yêu cầu sau (không áp dụng yêu cầu này cho vành bánh xe có kết cấu ghép sử dụng nan hoa):

- Khả năng chịu tải trọng hướng kính

Sau khi thử khả năng chịu tải trọng hướng kính theo Phụ lục C ban hành kèm theo QCVN 113:2023/BGTVT, bề mặt vành bánh xe không được xuất hiện các vết nứt, không có sự biến dạng rõ rệt hoặc bất kỳ sự tháo lỏng không bình thường nào tại các chỗ nối ghép.

- Khả năng chịu va đập hướng kính

Sau khi thử khả năng chịu va đập hướng kính (tải trọng đơn hoặc tải trọng kép) theo phụ lục D ban hành kèm theo QCVN 113:2023/BGTVT, bề mặt vành bánh xe không được xuất hiện các vết nứt, không có sự biến dạng rõ rệt hoặc bất kỳ sự tháo lỏng không bình thường nào tại các chỗ nối ghép hay sự rò rỉ không khí đột ngột do vành bị hỏng.

- Khả năng chịu mô men xoắn

Sau khi thử khả năng chịu mô men xoắn theo Phụ lục E ban hành kèm theo QCVN 113:2023/BGTVT, bề mặt vành bánh xe không được xuất hiện các vết nứt, không có sự biến dạng rõ rệt hoặc bất kỳ sự tháo lỏng không bình thường nào tại các chỗ nối ghép. Chỉ áp dụng yêu cầu kỹ thuật này cho vành bánh xe dùng trong bánh xe dẫn động. Không áp dụng cho vành bánh xe có chứa động cơ điện bên trong.

- Độ kín khí đối với vành lắp lốp không săm

Vành bánh xe sử dụng cho lốp không săm phải thử độ kín khí. Sau khi thử độ kín khí theo Phụ lục G ban hành kèm theo QCVN 113:2023/BGTVT, không được có sự rò rỉ không khí qua vành bánh xe thể hiện ở dạng bọt khí có thể nhìn thấy được.

(Mục 2.3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử vành bánh xe mô tô, xe gắn máy (QCVN 113:2023/BGTVT) ban hành kèm theo Thông tư 46/2023/TT-BGTVT)

Thông tư 46/2023/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 01/7/2024.

 

Chia sẻ bài viết lên facebook 4,285

Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079