Phạm vi hành nghề khám chữa bệnh của bác sỹ răng hàm mặt (Hình từ internet)
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Theo khoản 9 Điều 2 Nghị định 96/2023/NĐ-CP, phạm vi hành nghề khám chữa bệnh là nội dung công việc mà người hành nghề được làm, được thể hiện trong một hoặc các văn bản sau đây:
- Phạm vi hành nghề trên giấy phép hành nghề;
- Quyết định điều chỉnh phạm vi hành nghề do cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 28 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 cấp;
- Văn bản cho phép thực hiện kỹ thuật của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại khoản 3 Điều 10 và khoản 3 Điều 125 Nghị định 96/2023/NĐ-CP.
Phạm vi hành nghề khám chữa bệnh của bác sỹ răng hàm mặt được quy định tại Phụ lục số VIII ban hành kèm theo Thông tư 32/2023/TT-BYT.
Phạm vi hành nghề khám chữa bệnh của bác sỹ răng hàm mặt |
Các trường hợp bị cấm hành nghề khám chữa bệnh được quy định tại Điều 20 Luật Khám chữa bệnh 2023 bao gồm:
- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến chuyên môn kỹ thuật.
- Đang trong thời gian thi hành án treo, án phạt cải tạo không giam giữ về hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến chuyên môn kỹ thuật.
- Đang trong thời gian thử thách đối với người bị kết án phạt tù có liên quan đến chuyên môn kỹ thuật nhưng được tha tù trước thời hạn có điều kiện.
- Đang trong thời gian thi hành án phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
- Đang trong thời gian bị cấm hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo bản án hình sự có hiệu lực pháp luật của tòa án hoặc bị hạn chế thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
- Mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Ngôn ngữ sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh là tiếng Việt, trừ trường hợp người hành nghề là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sử dụng ngôn ngữ khác tiếng Việt để khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Trường hợp 1: Người bệnh có cùng ngôn ngữ mẹ đẻ với người hành nghề; người bệnh có khả năng sử dụng chung ngôn ngữ mà người hành nghề đã đăng ký.
- Trường hợp 2: Người bệnh là người nước ngoài và không thuộc trường hợp 1;
- Trường hợp 3: Khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo đợt; chuyển giao kỹ thuật chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh theo thỏa thuận hợp tác giữa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Việt Nam với cơ sở y tế của nước ngoài.
Việc sử dụng ngôn ngữ trong 03 trường hợp trên được thực hiện như sau:
- Trường hợp khám bệnh, chữa bệnh 2 và 3 phải có người phiên dịch;
- Việc ghi thông tin về khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện bằng ngôn ngữ đã đăng ký của người hành nghề nước ngoài đồng thời phải được dịch sang tiếng Việt.
(Điều 21 Luật Khám chữa bệnh 2023)
- Tôn trọng, bảo vệ, đối xử bình đẳng và không kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người bệnh.
- Ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp người bệnh trong tình trạng cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, phụ nữ có thai, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người từ đủ 75 tuổi trở lên, người có công với cách mạng phù hợp với đặc thù của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Tôn trọng, hợp tác, bảo vệ người hành nghề, người khác đang thực hiện nhiệm vụ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Thực hiện kịp thời và tuân thủ quy định về chuyên môn kỹ thuật.
- Tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
- Bình đẳng, công bằng giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
(Điều 3 Luật Khám chữa bệnh 2023)