Quy định kỹ thuật về đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng và khu vực lân cận (Hình từ internet)
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Căn cứ tiểu mục 2.1 mục 2 QCVN 18:2021/BXD quy định kỹ thuật về đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng và khu vực lân cận như sau:
1. Trách nhiệm của người sử dụng lao động
Người sử dụng lao động có trách nhiệm lập và thực hiện biện pháp đảm bảo an toàn và các biện pháp cần thiết khác để:
- Bảo vệ cho người làm việc trên công trường và người ở khu vực lân cận trước các nguy cơ gây suy giảm sức khỏe, thương tật, tử vong phát sinh từ công trường;
- Đảm bảo vệ sinh, môi trường trong và ngoài công trường xây dựng.
Trước khi và trong quá trình triển khai các hoạt động xây dựng trên công trường, người sử dụng lao động phải căn cứ vào điều kiện thực tế, đặc điểm của công trường, công trình và đặc điểm của các loại công việc thi công khác nhau để nhận diện các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại (xem 2.18), xác định các vùng nguy hiểm, vùng nguy hại trên công trường và khu vực lân cận công trường. Vùng nguy hiểm, vùng nguy hại phải được thiết lập, kiểm soát để đảm bảo an toàn bằng các biện pháp sau:
- Có rào chắn hoặc biện pháp che chắn chắc chắn để ngăn ngừa xâm nhập;
- Có các phương tiện cảnh báo, chỉ dẫn cụ thể;
- Có người làm nhiệm vụ bảo vệ, cảnh báo và kiểm soát ra, vào.
2. Những yếu tố nguy hiểm tạo thành vùng nguy hiểm
Vùng nguy hiểm trên công trường và khu vực lân cận công trường là các khu vực có các yếu tố nguy hiểm, bao gồm nhưng không giới hạn bởi các loại hình sau:
(1) Khu vực có đường dây dẫn điện trần, đường dây truyền tải điện; khu vực đặt các trạm điện, thiết bị cấp điện (trạm biến áp, máy phát điện); khu vực đang thi công, lắp đặt điện hoặc đang sử dụng các thiết bị điện; khu vực thi công có sử dụng chất nổ;
(2) Khu vực có nguy cơ cháy, nổ do các hoạt động hàn, cắt và tạo nhiệt khác;
(3) Khu vực đặt các kho chứa chất nổ, chất dễ cháy, nổ và hóa chất nguy hiểm khác;
(4) Khu vực lưu trữ vật tư, vật liệu, cấu kiện, sản phẩm, thiết bị mà chúng có nguy cơ bị trượt, đổ; khu vực có các lỗ mở hoặc hố trên mặt đất (có hoặc không có nước); khu vực có nguy cơ lún sụt, lở đất đá nhưng chưa được xử lý để đảm bảo an toàn; khu vực có các vật, cây có thể đổ vào; khu vực ở dưới hoặc ở trên đồi, núi, mái đất đá dốc, mặt dốc có nguy cơ sạt, trượt, lở đất đá;
(5) Các lỗ mở, khoảng hở trên công trình có nguy cơ rơi, ngã;
(6) Khu vực có xe, máy, tàu, thuyền, phao, bè, thiết bị nổi khác, thiết bị thi công khác (sau đây viết gọn là máy, thiết bị thi công) đang làm việc;
(7) Khu vực có công trình hiện hữu mà công trình này có nguy cơ sụp đổ nhưng chưa được gia cường hoặc chống đỡ;
(8) Khu vực có nguy cơ do các vật rơi hoặc đổ xuống;
(9) Khu vực gần ao, hồ, suối, sông, biển;
(10) Khu vực thi công trên mặt nước hoặc dưới nước (kể cả các đầm lầy);
(11) Khu vực thử nghiệm các thiết bị, đường ống có áp suất;
(12) Không gian hạn chế mà ở đó có thể xảy ra thương tích nghiêm trọng cho người ở trong và (hoặc) gần không gian đó;
(13) Khu vực chưa được thực hiện rà phá bom mìn, vật nổ.
3. Xác định giới hạn các vùng nguy hiểm trên công trường và khu vực lân cận
Giới hạn các vùng nguy hiểm trên công trường và khu vực lân cận được xác định như sau:
- Giới hạn vùng nguy hiểm từ điểm (1) đến (7), điểm (9), (1) và (12) mục 2 được xác định theo quy định cụ thể tại các mục có liên quan đến công việc thi công hoặc sử dụng máy, thiết bị thi công của quy chuẩn này;
- Giới hạn vùng nguy hiểm tại điểm (8) mục 2 xác định theo hình chiếu bằng và lấy bằng giá trị lớn nhất trong các giá trị được xác định riêng cho từng loại công việc thi công xây dựng quy định trong các mục có liên quan của quy chuẩn này và giá trị quy định trong Bảng 1
Bảng 1 - Giới hạn vùng nguy hiểm từ nguy cơ các vật rơi
Độ cao có thể rơi các vật (m) |
Giới hạn vùng nguy hiểm - Kích thước tối thiểu (m) |
|
Đối với công trình đang xây dựng hoặc công trình hiện hữu (tính từ đường chu vi ngoài hoặc các hệ thống bao che) |
Khu vực di chuyển, nâng, hạ tải (tính từ đường chu vi ngoài của hình chiếu bằng theo kích thước lớn nhất của vật nâng) |
|
< 20 |
5 |
7 |
20 ÷ < 70 |
7 |
10 |
70 ÷ < 120 |
10 |
15 |
120 ÷ < 200 |
15 |
20 |
200 ÷ < 300 |
20 |
25 |
300 ÷ < 450 |
25 |
30 |
- Giới hạn vùng nguy hiểm tại điểm (11) mục 2 xác định theo chỉ dẫn về công việc thử nghiệm của nhà sản xuất. Riêng đối với các đường ống có áp suất, giới hạn vùng nguy hiểm lấy bằng giá trị lớn nhất trong các giá trị xác định theo chỉ dẫn của nhà sản xuất và giá trị quy định trong Bảng 2;
Bảng 2 - Giới hạn vùng nguy hiểm khi thử nghiệm đường ống có áp suất
Loại đường ống và áp suất thử nghiệm |
Đường kính ống (mm) |
Bán kính vùng nguy hiểm nhỏ nhất tính từ mép ngoài ống (m) |
1. Ống thép với áp suất thử 1000 kPa |
< 300 |
7 |
300 ÷ 1000 |
10 |
|
> 1000 |
20 |
|
2. Ống gang với áp suất thử 150 kPa |
≤ 500 |
10 |
> 500 |
20 |
|
3. Ống gang với áp suất thử 600 kPa |
≤ 500 |
15 |
> 500 |
25 |
- Giới hạn vùng nguy hiểm nêu tại điểm (13) được xác định căn cứ vào hướng dẫn của tổ chức rà phá bom mìn, vật nổ trên cơ sở các quy định của Bộ Quốc phòng và QCVN 01:2012/BQP.
Xem thêm nội dung tại QCVN 18:2021/BXD ban hành kèm theo Thông tư 16/2021/TT-BXD.