Hướng dẫn viết bài dự thi Sức khỏe học đường vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước năm 2024 (Hình từ internet)
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Dưới đây là hướng dẫn viết bài dự thi Sức khỏe học đường vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước năm 2024:
(1) Nội dung tác phẩm dự thi - Nội dung tác phẩm dự thi viết về sức khỏe học đường ở các đơn vị giáo dục phổ thông, đơn vị dạy nghề, các trường cao đẳng, đại học. Nêu bật những đóng góp quan trọng của hệ thống giáo dục, dạy nghề, cao đẳng, đại học đối với công tác bảo đảm sức khỏe học đường (thể chất và tinh thần), từ đó có đóng góp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của quốc gia trong giai đoạn hội nhập quốc tế. - Xây dựng ngành giáo dục, hệ thống dạy nghề, cao đẳng, đại học hoạt động theo pháp luật, có trách nhiệm với cộng đồng, phát triển bền vững. - Giới thiệu những điển hình tiên tiến, rút ra bài học, lý giải kinh nghiệm của những đơn vị, tổ chức điển hình làm tốt công tác về xây dựng và bảo đảm sức khỏe học đường. - Gương giáo viên, cán bộ hoạt động tích cực, hoàn thành tốt nhiệm vụ, có tinh thần giúp đỡ đồng nghiệp, tuân thủ tiêu chuẩn và đạo đức trong quá trình hoạt động vì sức khỏe học đường. - Đóng góp ý kiến, đề xuất sửa đổi, hoàn thiện thể chế pháp luật và các quy định liên quan đến lĩnh vực sức khỏe học đường. (2) Thể loại tác phẩm dự thi - Bình luận, phản ánh, điều tra (3) Quy cách về tác phẩm dự thi - Người dự thi (tác giả hoặc nhóm tác giả) có thể viết bài dự thi bằng hình thức bài viết hoặc tác phẩm thuộc các loại hình báo chí đa phương tiện. Tác phẩm báo chí đa phương tiện phải hoàn thiện trước khi gửi dự thi. - Tác phẩm dự thi là các bài viết không quá 2.000 chữ và kèm ảnh minh họa phù hợp với nội dung bài viết. - Yêu cầu tác phẩm dự thi phải là sáng tác mới, chưa được công bố trên bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng hoặc ấn phẩm nào, chưa đưa lên website, blog và các trang mạng xã hội. - Các tác phẩm dự thi chưa in vào tập sách riêng của tác giả và các tuyển tập chung cho đến khi kết thúc cuộc thi. - Tác phẩm sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt, bài viết đánh máy trên phông chữ Times New Roman. - Tác phẩm gửi dự thi ghi rõ họ tên tác giả, bút danh (nếu có), năm sinh, nghề nghiệp, giới tính, nơi công tác, địa chỉ liên hệ hoặc email, số điện thoại. - Mỗi tác giả có thể gửi nhiều tác phẩm, sử dụng họ tên hoặc bút danh thống nhất. - Các bài viết phải phù hợp với định hướng của Chính phủ về chăm sóc sức khỏe học đường. - Bài dự thi phải phản ánh vấn đề nóng, sự kiện mới liên quan tới sức khỏe học đường cùng các luận cứ, luận điểm có nguồn gốc, trích dẫn rõ ràng, không hư cấu. - Các nội dung chia sẻ được đề cập không giới hạn trong khuôn khổ trường học, mà cả các vấn đề xã hội có phạm vi ảnh hưởng tác động trở lại với công tác chăm sóc sức khỏe học đường. Tác giả có thể sử dụng các tấm gương, bài học kinh nghiệm từ các nước khác trên thế giới để làm dẫn chứng, phát triển các đề xuất, đóng góp cải tiến. - Bài dự thi phải thể hiện được nội dung cô đọng, đúng trọng tâm, đề tài có tầm ảnh hưởng và đóng góp vào phát triển các hoạt động chăm sóc sức khỏe học đường của địa phương, đơn vị; có hiệu quả tuyên truyền, giáo dục, có sức lan tỏa trong đời sống xã hội. |
- Cách 1: Gửi vào email của Tạp chí điện tử Công dân và Khuyến học: toasoan@congdankhuyenhoc.vn
- Cách 2: Gửi trực tiếp đến Tòa soạn: Tạp chí điện tử Công dân và Khuyến học, Số 29/67 Đỗ Quang, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Điện thoại hotline: 02473.098.555, Di động: 0904.899.413
- Thành viên Ban Tổ chức, Hội đồng Giám khảo Cuộc thi không tham gia dự thi.
- Người dự thi phải bảo đảm và chịu trách nhiệm về tính chân thực, chính xác nội dung của bài viết, tác phẩm dự thi. Một người dự thi có thể có nhiều bài dự thi viết về các khía cạnh khác nhau của hoạt động chăm sóc sức khỏe học đường. Bài viết, tác phẩm dự thi phải chưa tham gia bất kỳ cuộc thi nào.
- Ban Tổ chức Cuộc thi trao Giấy chứng nhận kèm giải thưởng Cuộc thi cho các tác giả hoặc nhóm tác giả đoạt giải.
- Các tác phẩm đoạt giải sẽ được Tạp chí điện tử Công dân và Khuyến học toàn quyền sử dụng đăng tải trên các phương tiện truyền thông đại chúng, và được sử dụng để gợi ý, tham khảo cho các đề án, xây dựng chính sách về sức khỏe học đường của Chính phủ.
- Khi đến nhận giải thưởng, cá nhân đạt giải phải mang theo Căn cước công dân hoặc giấy ủy quyền hợp pháp.
(1) Về chăm sóc, bảo vệ và quản lý sức khỏe học sinh trong trường học gồm các chỉ tiêu sau đây:
- 80% trường học bảo đảm các điều kiện thực hiện công tác y tế trường học, chăm sóc sức khỏe học sinh theo quy định.
- 85% trường học thực hiện kiểm tra sức khỏe học sinh đầu năm học theo quy định.
- 50% trường học thực hiện việc đánh giá phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ về bệnh không lây nhiễm, sức khỏe tâm thần cho học sinh.
- 75% trường học cung cấp đủ nước uống và nước sạch cho sinh hoạt, hoạt động trong trường học bảo đảm chất lượng theo quy định.
- 100% trường học có nhà vệ sinh cho học sinh, trong đó 50% trường học có đủ nhà vệ sinh cho học sinh theo quy định và 80% nhà vệ sinh bảo đảm điều kiện hợp vệ sinh.
- 80% trường học đạt tiêu chuẩn trường học an toàn; 75% phòng học đạt yêu cầu về chiếu sáng (độ rọi không dưới 300 Lux); 50% trường học phổ thông bố trí bàn ghế bảo đảm cỡ số theo nhóm chiều cao của học sinh, phù hợp cho học sinh khuyết tật.
(2) Về công tác giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong trường học gồm các chỉ tiêu sau đây:
- 80% trường học bố trí ít nhất 01 khu vực bảo đảm các trang thiết bị, dụng cụ cần thiết dành cho giáo dục thể chất và hoạt động thể thao theo quy định.
- 85% trường học tổ chức hoạt động vận động thể lực phù hợp cho học sinh thông qua các hoạt động thể thao ngoại khóa, hình thức câu lạc bộ thể thao.
- 100% trường học tổ chức kiểm tra, đánh giá, xếp loại thể lực học sinh theo quy định (đối với các trường học phổ thông).
- 100% trường học định kỳ tổ chức thi đấu thể thao theo quy định của pháp luật về thể dục, thể thao.
- 100% trường học có đủ giáo viên giáo dục thể chất và được tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ (đối với các trường học phổ thông). Phấn đấu 80% giáo viên kiêm nhiệm dạy môn giáo dục thể chất trong các trường mầm non, tiểu học được tập huấn, bồi dưỡng đạt chuẩn trình độ theo quy định.
(3) Về tổ chức bữa ăn học đường, bảo đảm dinh dưỡng hợp lý trong trường học gồm các chỉ tiêu sau đây:
- 100% trường học tổ chức các hoạt động giáo dục dinh dưỡng hợp lý, thực phẩm lành mạnh, an toàn cho học sinh thông qua các giờ học chính khóa, hoạt động ngoại khóa.
- 100% trường học có tổ chức bữa ăn học đường và căng tin trường học bảo đảm các điều kiện về vệ sinh, an toàn thực phẩm theo quy định, trong đó 60% trường học ở khu vực thành thị và 40% trường học ở khu vực nông thôn xây dựng thực đơn đáp ứng nhu cầu theo khuyến nghị của Bộ Y tế về bảo đảm dinh dưỡng hợp lý theo lứa tuổi và đa dạng thực phẩm.
- 60% trường học có tổ chức bữa ăn học đường sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa trong bữa ăn học đường đạt chuẩn theo quy định.
(4) Về tuyên truyền, giáo dục sức khỏe học đường trong trường học gồm các chỉ tiêu sau đây:
- 100% học sinh được tuyên truyền, giáo dục về sức khỏe và nâng cao kiến thức phòng, chống bệnh, tật học đường, bệnh không lây nhiễm và sức khỏe tâm thần; được giáo dục về dinh dưỡng hợp lý, thực phẩm lành mạnh, an toàn.
- 50% học sinh phổ thông được phổ biến, tư vấn về sức khỏe tâm thần, tâm sinh lý lứa tuổi.
- 95% cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên y tế trường học được tập huấn về chăm sóc, bảo vệ và quản lý sức khỏe học sinh trong trường học.
(5) Về ứng dụng công nghệ thông tin vào chăm sóc, bảo vệ, quản lý sức khỏe học sinh và thống kê, báo cáo trong trường học gồm các chỉ tiêu sau đây:
- 80% trường học ở khu vực thành thị và 60% trường học ở khu vực nông thôn ứng dụng, triển khai hiệu quả phần mềm quản lý, theo dõi và thống kê, đánh giá về sức khỏe học sinh.
- 80% trường học ở khu vực thành thị và 60% trường học ở khu vực nông thôn triển khai các phần mềm đánh giá tình trạng dinh dưỡng và phần mềm xây dựng thực đơn cho học sinh (đối với trường học có tổ chức bữa ăn học đường).
- 95% cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên y tế trường học được tập huấn để sử dụng hiệu quả các phần mềm quản lý, theo dõi và thống kê, đánh giá về sức khỏe học sinh trong trường học.
(Quyết định 1660/QĐ-TTg năm 2021)