35 nhóm bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội năm 2024 (Hình từ internet)
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Căn cứ theo quy định tại khoản 9 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 thì bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động.
Theo Điều 3 Thông tư 15/2016/TT-BYT (sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 02/2023/TT-BYT) quy định về danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm bao gồm:
- Bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp
- Bệnh bụi phổi amiăng nghề nghiệp
- Bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp
- Bệnh bụi phổi talc nghề nghiệp
- Bệnh bụi phổi than nghề nghiệp
- Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp
- Bệnh hen nghề nghiệp
- Bệnh nhiễm độc chì nghề nghiệp
- Bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do benzen và đồng đẳng
- Bệnh nhiễm độc thủy ngân nghề nghiệp
- Bệnh nhiễm độc mangan nghề nghiệp
- Bệnh nhiễm độc trinitrotoluen nghề nghiệp
- Bệnh nhiễm độc asen nghề nghiệp
- Bệnh nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật nghề nghiệp
- Bệnh nhiễm độc nicotin nghề nghiệp
- Bệnh nhiễm độc cacbon monoxit nghề nghiệp
- Bệnh nhiễm độc cadimi nghề nghiệp
- Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn
- Bệnh giảm áp nghề nghiệp
- Bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân
- Bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ
- Bệnh phóng xạ nghề nghiệp
- Bệnh đục thể thủy tinh nghề nghiệp
- Bệnh nốt dầu nghề nghiệp
- Bệnh sạm da nghề nghiệp
- Bệnh viêm da tiếp xúc nghề nghiệp
- Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc môi trường ẩm ướt và lạnh kéo dài
- Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc với cao su tự nhiên, hóa chất phụ gia cao su
- Bệnh Leptospira nghề nghiệp
- Bệnh viêm gan virus B nghề nghiệp
- Bệnh lao nghề nghiệp
- Nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp
- Bệnh viêm gan vi rút C nghề nghiệp
- Bệnh ung thư trung biểu mô nghề nghiệp
- Bệnh COVID - 19 nghề nghiệp
Tại Điều 56 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:
- Hằng năm, Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp dành tối đa 10% nguồn thu để hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hỗ trợ bao gồm:
+ Khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp;
+ Phục hồi chức năng lao động;
+ Điều tra lại các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo yêu cầu của cơ quan bảo hiểm xã hội;
+ Huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động cho người tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 14 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015.
- Việc hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp và phục hồi chức năng lao động không bao gồm phần chi phí do Quỹ bảo hiểm y tế đã chi trả theo quy định của Luật bảo hiểm y tế hoặc chi phí do người sử dụng lao động đã hỗ trợ theo quy định tại khoản 2 Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì người lao động được hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp.
Người sử dụng lao động được hỗ trợ kinh phí để khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo quy định khi người lao động có đủ các điều kiện sau đây:
- Có thời gian đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đủ từ 12 tháng trở lên và đang tham gia tính đến tháng liền kề trước tháng đề nghị hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động;
- Đã được phát hiện bệnh nghề nghiệp tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp.
(Điều 16 Nghị định 88/2020/NĐ-CP)