Chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc gia hiện nay là ai? (Hình từ Internet)
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Hội đồng tiền lương quốc gia do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập theo quy định tại khoản 2 Điều 92 Bộ luật Lao động 2019 để thực hiện chức năng tư vấn cho Chính phủ về:
- Mức lương tối thiểu xác lập theo vùng (bao gồm mức lương tối thiểu theo tháng và mức lương tối thiểu theo giờ).
- Chính sách tiền lương áp dụng đối với người lao động theo quy định của Bộ luật Lao động 2019.
Trong đó, Hội đồng tiền lương quốc gia sẽ có 17 người, bao gồm: 01 Chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc gia; 03 Phó Chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc gia; 13 thành viên khác theo quy định.
Chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc gia làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Nhiệm kỳ bổ nhiệm thành viên Hội đồng tiền lương quốc gia không quá 05 năm.
(Điều 49 và khỏa, 1 Điều 51 Nghị định 145/2020/NĐ-CP)
Nhiệm vụ của Hội đồng tiền lương quốc gia- Nghiên cứu, khảo sát, thu thập thông tin, phân tích và đánh giá tình hình tiền lương, mức sống tối thiểu của người lao động, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, quan hệ cung cầu lao động, việc làm, thất nghiệp trong nền kinh tế và các yếu tố liên quan khác làm cơ sở xác định mức lương tối thiểu. - Xây dựng báo cáo về mức lương tối thiểu của người lao động gắn với các yếu tố xác định mức lương tối thiểu quy định tại khoản 3 Điều 91 Bộ luật Lao động 2019. - Rà soát mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình người lao động, phân vùng địa bàn áp dụng lương tối thiểu làm cơ sở xác định phương án điều chỉnh mức lương tối thiểu theo từng thời kỳ. - Hằng năm, tổ chức thương lượng để khuyến nghị với Chính phủ phương án điều chỉnh mức lương tối thiểu xác lập theo vùng (bao gồm mức lương tối thiểu theo tháng và mức lương tối thiểu theo giờ). - Tư vấn, khuyến nghị với Chính phủ về một số chính sách tiền lương áp dụng chung đối với người lao động trong các loại hình doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã theo quy định của Bộ luật Lao động 2019. (Điều 50 Nghị định 145/2020/NĐ-CP) |
Theo Khoản 2 Điều 51 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc gia.
Từ ngày 01/5/2024, để trở thành Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì cá nhân phải đáp ứng các tiêu chuẩn chung tương ứng quy định tại Mục 1 Chương II Nghị định 29/2024/NĐ-CP và các quy định sau:
- Có quan điểm khách quan, toàn diện, biện chứng, lịch sử; am hiểu sâu sắc về pháp luật, quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực quản lý và thông lệ quốc tế;
- Có năng lực: Tham mưu hoạch định những vấn đề chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực; chỉ đạo xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả văn bản quy phạm pháp luật, đề tài, đề án, chương trình, kế hoạch công tác nhiệm kỳ và hằng năm của ngành, lĩnh vực; chỉ đạo hoặc trực tiếp giải quyết những vấn đề khó, phức tạp thuộc ngành, lĩnh vực; chỉ đạo thực hiện cải cách hành chính, chế độ công vụ, công chức; chỉ đạo thực hiện thanh tra, kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật; chỉ đạo giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức và công dân thuộc thẩm quyền; triển khai phối hợp giữa các bộ, ngành và giữa trung ương với địa phương để thực hiện đồng bộ, thống nhất, hiệu quả chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật;
- Đang giữ chức vụ: Tổng cục trưởng và tương đương; Phó Tổng cục trưởng và tương đương (đã kinh qua chức vụ Vụ trưởng và tương đương thuộc Bộ); Vụ trưởng và tương đương thuộc Bộ; Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc chức vụ, chức danh tương đương trở lên theo quy định của cấp có thẩm quyền.
(Khoản 2 Điều 10 Nghị định 29/2024/NĐ-CP)