Buôn bán động vật hoang dã quý hiếm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự đến 12 năm tù?

06/05/2024 15:30 PM

Cho tôi hỏi, từ vụ mẹ chồng nàng dâu cùng nộp phạt hơn 1 tỉ đồng vì mua trứng rùa biển trái phép, hành vi buôn bán động vật hoang dã quý hiếm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự đến 12 năm tù có đúng không? - Chị Linh (Bình Định)

Buôn bán động vật hoang dã quý hiếm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự đến 12 năm tù

Buôn bán động vật hoang dã quý hiếm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự đến 12 năm tù? (Hình từ internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Cần phải bảo vệ động vật quý hiếm

Căn cứ Phụ lục I Nghị định 64/2019/NĐ-CP, quy định về danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ như sau:

STT

Tên Việt Nam

Tên khoa học

 

BỘ RÙA

TESTUDINES

 

Họ Vích

Cheloniidae

87

Rùa biển đầu to (Quản đông)

Caretta caretta

88

Vích

Chelonia mydas

89

Đồi mồi

Eretmochelys imbricata

90

Đồi mồi dứa

Lepidochelys olivacea

 

Xem đầy đủ tại: Phụ lục I Nghị định 64/2019/NĐ-CP

Vích là động vật quý, hiếm cần được ưu tiên bảo vệ, do đó, mọi hành vi buôn bán, xâm hại chúng đều bị pháp luật xử lý.

2. Buôn bán động vật hoang dã quý hiếm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự đến 12 năm tù?

Căn cứ Điều 234 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) có quy định về tội vi phạm bảo vệ động vật hoang dã.

- Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 242 và Điều 244 của Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017), thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

+ Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB hoặc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc động vật hoang dã khác trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 700.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

+ Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB hoặc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc của động vật hoang dã khác trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 700.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

+ Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật thu lợi bất chính hoặc trị giá dưới mức quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 234 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều 234 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) hoặc đã bị kết án về tội vi phạm bảo vệ động vật hoang dã, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

+ Có tổ chức;

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

+ Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

+ Sử dụng công cụ hoặc phương tiện săn bắt bị cấm;

+ Săn bắt trong khu vực bị cấm hoặc vào thời gian bị cấm;

+ Vận chuyển, buôn bán qua biên giới;

+ Động vật, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB hoặc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng hoặc của động vật hoang dã khác trị giá từ 700.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

+ Thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

+ Tái phạm nguy hiểm.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:

+ Động vật, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB hoặc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên hoặc của động vật hoang dã khác trị giá 1.500.000.000 đồng trở lên;

+ Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên.

- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

- Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều 234 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017), thì bị phạt như sau:

+ Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 234 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017), thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

+ Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, d, đ, e, g, h và i khoản 2 Điều 234 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017), thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

+ Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 234 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017), thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

+ Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017), thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

+ Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Như vậy, người buôn bán động vật hoang dã quý hiếm hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự đến 12 năm tù.

Nguyễn Minh Khôi

Chia sẻ bài viết lên facebook 7,356

Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079